Khàn tiếng là tình trạng bệnh phổ biến và rất dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trên thị trường cũng có rất nhiều các loại thuốc trị khàn tiếng khác nhau cho bạn chọn lựa điều trị. Tuy nhiên, chọn mua và uống thế nào cho hợp lý và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Vậy thì hãy để Heviho giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây.
Viêm đường hô hấp
Bỏ túi 5 mẹo chữa khàn tiếng cho bé an toàn, nhanh chóng tại nhà
Khàn tiếng là vấn đề thanh quản phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Nhiều cha mẹ chủ quan, nghĩ rằng khản tiếng chỉ cần vài ngày là khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm và có thể khiến trẻ mắc các bệnh nguy hiểm như hạt xơ dây thanh, teo cơ dây thanh, polyp thanh quản,… Dưới đây là 5 mẹo chữa khàn tiếng cho bé tại nhà được đánh giá cao về hiệu quả mà cha mẹ nên tham khảo để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này! Tìm hiểu các mẹo dân gian chữa khàn tiếng cho trẻ sơ sinh và trẻ em hiệu quả Khám phá nguyên nhân khiến bé bị khàn tiếng lâu ngày Trước khi đi vào các mẹo chữa khàn tiếng cho bé, cha mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến bé ho khàn tiếng; từ đó có hướng xử lý đúng đắn nhất. Theo Ts Bs Phạm Thị Bích Thủy tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, khản tiếng hay mất tiếng là các triệu chứng của viêm thanh quản cấp – tình trạng viêm xuất tiết tại niêm mạc thanh quản, khiến dây thanh quản bị sung huyết, phù nề dẫn đến thay đổi giọng hoặc mất tiếng hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khàn tiếng, bao gồm: Thói quen nói quá to, quá dài Bùng phát và kéo dài cảm xúc cười, khóc, tức giận Thường xuyên hắng giọng hoặc làm hiệu ứng khi chơi bằng giọng nói Ít uống nước Thay đổi thời tiết Lạm dụng các viên ngậm ho Hít khói thuốc lá Giải mã vì sao trẻ sơ sinh bị khàn tiếng Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến trẻ bị khàn tiếng lâu ngày ít phổ biến hơn có thể kể đến: di truyền, trẻ mắc hen suyễn mãn tính, dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp (viêm xoang, đau vòm họng, papilloma, viêm tiểu phế quản,…), phù mạch, nôn trớ thường xuyên, rối loạn tăng động hoặc hội chứng weaver,… Thông thường, trẻ bị khàn tiếng sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu do thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y khoa uy tín khi tình trạng khàn tiếng của trẻ kéo dài trên 7 ngày, hoặc ho/khàn tiếng kèm theo các triệu chứng sau: Trẻ khó nuốt, mất cảm giác ngon miệng Sốt cao Thở khò khè Cổ họng nhiều đờm Ho liên tục không có dấu hiệu giảm Bằng cách kiểm tra cổ họng và thực hiện một vài xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá, chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bé. Ngoài ra, nếu bé ho khàn tiếng do nói nhiều và không kèm theo các triệu chứng bất thường khác, cha mẹ có thể áp dụng 5 mẹo sau để giúp giọng nói của bé sớm trở lại bình thường. >>> Xem thêm: Cách trị ho có đờm cho bé 5 mẹo chữa khàn tiếng cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả Nước chanh và mật ong Chanh và mật ong có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, chống oxy hóa cho hệ hô hấp. Do đó, nếu bé 1 tuổi bị khàn tiếng, cha mẹ có thể cho bé uống 1 cốc mật ong chanh mỗi ngày để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau buốt và cải thiện tình trạng khản tiếng ở trẻ. Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị 1 quả chanh tươi, 2 thìa mật ong và 1 cốc nước ấm Bước 2: Vắt lấy nước cốt chanh Bước 3: Hòa tan mật ong và nước cốt chanh vào cốc nước ấm Bước 4: Động viên bé uống từng ngụm nhỏ đến hết ⚠️Lưu ý: Mẹo chữa khàn tiếng bằng nước chanh và mật ong chỉ áp dụng cho bé trên 1 tuổi nhằm tránh nguy cơ ngộ độc, dậy thì sớm do mật ong. Uống nước chanh và mật ong mỗi ngày giúp thanh quản con yêu trở nên khỏe mạnh Súc miệng nước muối Có thể bạn chưa biết, Natri Clorua là thành phần chính trong nước muối, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây nên bệnh đường hô hấp. Do đó, việc giáo dục trẻ súc miệng bằng nước muối mỗi ngày từ sớm sẽ giúp trẻ hạn chế gặp các vấn đề về răng miệng và cổ họng. Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý hoặc pha 9g muối trắng cùng 1 lít nước ấm Bước 2: Cho con ngậm 1 ngụm vừa đủ Bước 3: Hướng dẫn con ngửa cổ đến khi nước muỗi chạm cổ họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, sao cho tạo thành tiếng “khò khò” từ 10 – 15 giây rồi nhổ nước muối ra Bước 4: Lặp lại từ 2 – 3 lần rồi súc miệng lại với nước sạch Lá hẹ hấp đường phèn Lá hẹ là thực phẩm rất giàu Allicin – chất kháng sinh tự nhiên có công dụng ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, vitamin C trong lá hẹ cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hồi phục tổn thương viêm đường hô hấp cho bé 2 tuổi bị khàn tiếng. Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị 100g lá hẹ tươi và 50g đường phèn Bước 2: Rửa sạch rồi ngâm lá hẹ với nước muối loãng Bước 3: Hấp cách thủy lá hẹ và đường phèn trong 20 phút Bước 4: Chắt lấy nước cho bé uống Sử dụng nước lá hẹ hấp đường phèn sau bữa ăn từ 5 – 7 ngày sẽ thấy tình trạng ho khàn tiếng của bé được cải thiện Uống trà gừng Đối với các bé từ 9 tháng đến 2 tuổi bị khàn tiếng, trà gừng được coi là một giải pháp cứu tinh; giúp giảm viêm, kháng khuẩn và bảo vệ hô hấp của các bé trước sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi đem nạo vỏ, rửa sạch rồi giã nhuyễn Bước 2: Chuẩn bị 1 cốc nước sôi rồi thả gừng vào cốc Bước 3: Chờ đến khi nước nguội bớt thì cho bé uống từng ngụm nhỏ Quất hấp đường phèn Trong quất (tắc) chứa tinh dầu và vitamin C có tác dụng rất tốt đối với trẻ 3, 4, 5, 6, 7 hoặc 8 tháng bị khàn tiếng. Do đó, ông bà ta từ xa xưa đã sử dụng quất hấp đường phèn như một món ăn dân dã, vừa cải thiện triệu chứng ho có đờm, đau họng, khàn tiếng ở trẻ, vừa giúp trẻ tăng sức đề kháng đường hô hấp. Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị từ 2 – 3 quả quất chín, bổ đôi rồi cho vào bát cùng 1 chút đường phèn Bước 2: Hấp cách thủy hỗn hợp trong 20 phút rồi tắt bếp, để nguội Bước 3: Cho trẻ ngậm quất trong khoang miệng, nuốt lấy nước từ từ Mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ sơ sinh từ quất và đường phèn 6 Lưu ý quan trọng khi chữa khàn tiếng cho bé tại nhà Khi chữa khàn tiếng cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau: Các mẹo dân gian trên chỉ áp dụng cho trường hợp bé bị khàn tiếng trong trường hợp nhẹ, không kèm theo các dấu hiệu bất thường như nôn, sốt, ho có đờm kéo dài,… Nếu đã áp dụng các mẹo chữa khàn tiếng cho bé quá 1 tuần nhưng tình trạng không mấy khả quan, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng ngay lập tức để được thăm khám khắc phục kịp thời. Khi bé bị ho/khàn tiếng, cha mẹ nên động viên con uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày để làm loãng đờm trong cổ họng Tránh để trả kêu gào, la hét quá nhiều bằng cách dạy con cách bày tỏ cảm xúc qua hành động, lời nói. Tránh để bé ngửi khói thuốc lá, tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa hoặc lông chó/mèo quá lâu Sử dụng các sản phẩm bổ trợ nhằm giảm các ổ viêm trên đường hô hấp, cải thiện triệu chứng khàn tiếng, ho, đau rát họng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo đó, xu hướng mới hiện nay được nhiều gia đình, cha mẹ tin chọn để giảm ho, giảm khản tiếng cho con là những sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Tiêu biểu như Siro Heviho với thành phần tốt cho niêm mạc họng của bé như: Xạ Can, Cát Cánh, Xuyên Bối Mẫu,…
Nguyên nhân và cách chữa cổ họng bị khô và có đờm
Cổ họng bị khô và có đờm là một triệu chứng phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, thường không nghiêm trọng nhưng lại gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới giấc ngủ, sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào đó, vậy nguyên nhân và cách điều trị họng khô có đờm là gì? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé. Nguyên nhân và cách điều trị cổ họng bị ho và có đờm Nguyên nhân gây nên cổ họng bị khô và đờm Nguyên nhân gây nên tình trạng cổ họng khô có đờm có thể do bệnh lý, do thói quen sinh hoạt không đúng hoặc là do ảnh hưởng từ môi trường. Những nguyên nhân chủ yếu như: Cảm lạnh và cảm cúm Cảm lạnh và cúm là những bệnh do vi-rút gây ảnh hưởng đến mũi và họng, khiến cho cổ họng bị khô và vướng đờm ở cổ. Đồng thời cổ họng càng đau rát, khô hơn khi mà bệnh nhân bị nghẹt mũi, chỉ có thể thở bằng mồm. Ngoài ra, khi bị cảm, người bệnh còn có thể bị ho, sốt, đau họng, nhức mũi, đau nhức cơ thể. Khi thấy cổ họng khô rát có đờm thì đây là dấu hiệu cho biết sắp bị cảm rồi. Cổ họng khô và có đờm là dấu hiệu cảm cúm sắp tới Bệnh bạch cầu đơn nhân Bệnh bạch cầu đơn nhân là do virus gây ra, nó truyền từ người này sang người khác qua đường nước bọt. Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh là ngứa họng, họng khô có đờm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh vẫn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng như viêm cơ tim, thiếu máu tán huyết tự miễn, vỡ lá lách…Ngoài việc cổ họng bị khô và có đờm thì còn xuất hiện các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, đau họng, phát ban, sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách, sưng amidan,… >>> Đọc thêm: Ho có đờm nên uống gì Viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi dẫn đến tích tụ đờm trong cổ họng. Đờm này có thể chảy vào cổ họng, gây ra cảm giác có đờm liên tục cũng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi. Viêm mũi dị ứng là do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông thú và một số loại thực vật, thường gặp phải vào mùa xuân và mùa thu. Viêm mũi dị ứng cũng là nguyên nhân dẫn tới họng khô có đờm Rối loạn trào ngược dạ dày thực quản Rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản và miệng. Dòng axit chảy ngược này có thể gây kích ứng các mô dẫn tới đau, có vị khó chịu trong miệng, ngứa họng và cảm giác bị khô cổ họng có đờm. Viêm họng liên cầu khuẩn Sự hiện diện của đờm trong cổ họng cũng có thể do nhiễm trùng amidan do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. Các triệu chứng khác của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm đờm có mủ, đau họng dữ dội, khô họng, khó nuốt và sốt cao. Viêm họng hạt Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm ở họng do nhiễm virus như adenovirus, rhovirus hoặc nhiễm vi khuẩn như Streptococcus pyogenes. Tình trạng này gây cổ họng bị khô và có đờm, ngứa cổ và khó nuốt. Ngoài ra còn gây sốt, đau đầu, khó chịu và khàn tiếng. Thở bằng miệng trong lúc ngủ Nhiều người có thói quen thở bằng miệng, ngáy trong lúc ngủ gây đau họng và khiến cổ họng khô có đờm. Thói quen thở bằng miệng lúc ngủ còn là hậu quả của viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Ngoài ra còn gây hôi miệng, mệt mỏi sau khi thức dậy. Thói quen thở bằng miệng lúc ngủ sẽ khiến cổ họng bị khô và đờm Do thói quen lười uống nước Uống không đủ lượng nước trong ngày có thể dẫn đến khô họng và khiến đờm đặc hơn. Nước chiếm phần lớn trong thành phần đờm và hàm lượng nước giảm có thể góp phần gây ra các bệnh viêm đường hô hấp tạo cảm giác đờm bị mắc kẹt trong cổ họng. Uống rượu và cafein Rượu và cafein không những gây lợi tiểu mà còn làm khô rát họng nữa, do đó nếu không bù nước kịp thời sẽ gây mất nước khiến cổ họng khô rát có đờm. Thường xuyên uống rượu và cafe gây cổ họng bị khô rát và đờm Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng khói thuốc lá có thể gây viêm họng cho người hút thuốc cũng như những người xung quanh họ. Khói thuốc lá và nicotin có trong thuốc lá được cho là gây kích ứng đường mũi, cản trở cơ chế tự làm sạch của cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Do yếu tố từ môi trường Không khí khô có thể dẫn đến khô mũi và cổ họng, gây khó chịu và đờm đặc. Độ ẩm trong không khí giảm có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác có đờm liên tục mắc kẹt trong cổ họng, ho khan, chảy nước mũi sau và thậm chí là khàn giọng. Cách giảm triệu chứng cổ họng bị khô và có đờm Dùng thuốc để điều trị Cách tốt nhất để làm dịu và ngăn ngừa cổ họng khô và có đờm còn tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm và nguyên nhân gây nên là gì. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau như paracetamol để có tác dụng giảm đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khô rát họng có đờm do cảm cúm hoặc cảm lạnh, viêm mũi dị ứng. Điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn thường bác sĩ sẽ kê kháng sinh như amoxicillin, azithromycin, clindamycin hoặc cephalosporin. Kháng sinh giúp điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn Đồng thời, dùng xịt thông mũi để hạn chế việc thở bằng miệng – nguyên nhân gây cổ họng khô rát có đờm. Dùng viên ngậm ho để giảm nhẹ triệu chứng đau rát, khô và dịu họng. Đối với tình trạng khô cổ họng có đờm do trào ngược dạ dày thì sẽ được được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng axit, thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày để ngăn axit trào ngược lên miệng. Nếu cổ họng bị khô và có đờm do thói quen thở bằng miệng khi ngủ thì cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này để điều trị kịp thời. >>> Xem thêm: Trẻ ho có đờm về đêm Thay đổi thói quen, sinh hoạt hằng ngày Ngoài sử dụng thuốc ra thì người bệnh có thể thực hiện một số thói quen sau để giảm khô cổ họng và có đờm như: Uống nhiều nước: Cách tốt nhất để giữ cho cổ họng không bị khô, đau và có đờm là uống nhiều nước. Theo các chuyên gia, nên uống trung bình 1 ngày 1.5 – 2 lít nước hoặc nhiều hơn nếu người bệnh kèm theo triệu chứng buồn nôn, sốt,… Sử dụng máy tạo độ ẩm: Việc này giúp mang lại độ ẩm cho môi trường xung quanh, đặc biệt ở những khu vực khô cằn hoặc nếu thời tiết vào mùa đông. Uống trà mật ong: Trà không chỉ làm dịu cổ họng mà mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh và giúp điều trị ho, rất hữu ích nếu chứng cổ họng khô có đờm liên quan đến ho. Dùng viên ngậm: Ngậm viên ngậm làm tăng tiết nước bọt, làm giảm khô và dịu cổ họng lại. Viên ngậm thường chứa khuynh diệp hoặc tinh dầu bạc hà, tuy nhiên trước khi sử dụng viên ngậm cho cổ họng khô, hãy nhớ đọc danh sách thành phần để tránh tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng. Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giữ ẩm cho cổ họng, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều muối vì có thể phản tác dụng và gây thêm kích ứng. Rửa mũi: Nếu đang bị nghẹt mũi khiến bạn phải há miệng khi ngủ hoặc chảy nước mũi sau thì việc điều trị các vấn đề về mũi có thể giúp giảm tình trạng khô cổ họng nhanh chóng. Uống siro Heviho: Heviho với thành phần được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, lành tính giúp giảm ho long đờm, đau rát cổ họng, làm sạch họng và giảm kích ứng họng. Đồng thời sản phẩm còn giúp ức chế virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng hầu họng, tăng cường phục hồi niêm mạc họng tổn thương, ngăn ngừa bệnh tái phát. Đặc biệt Heviho còn giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và nâng cao khả năng chống chọi với các loại bệnh. Siro Heviho giúp giảm tình trạng bị khô cổ họng có đờm Hy vọng bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng cổ họng bị khô và có đờm để tìm được biện pháp điều trị hiệu quả. Nếu tình trạng khô cổ họng có đờm vẫn không được cải thiện sau 2 tuần điều trị và xuất hiện các triệu chứng bất thường khác thì phải đi khám bác sĩ ngay nhé.
Đau rát họng uống thuốc gì nhanh khỏi? 6 loại thuốc bạn cần biết
“Đau rát họng uống thuốc gì” là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người khi không may gặp phải tình trạng này. Đau họng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. Bài viết sau đây, Heviho sẽ cung cấp cho bạn các loại thuốc trị đau rát họng nhanh chóng và hiệu quả nhất được các chuyên gia tư vấn sử dụng. Đau rát họng uống thuốc gì? Đau rát họng (hay viêm họng) là tình trạng thường gặp khi niêm mạc trong vùng cổ họng trở nên sưng tấy, kích ứng hoặc bị viêm. Đây là triệu chứng thông thường của nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến cổ họng và có thể đi kèm với các bất tiện khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Vậy đau rát họng nên uống thuốc gì? Bạn có thể tham khảo các loại thuốc dưới đây: Các thuốc kháng viêm, giảm đau không kê đơn Theo các chuyên gia, bạn có thể tìm mua một số loại thuốc không kê đơn (OTC) phổ biến được sử dụng để giảm đau và viêm trong trường hợp đau rát họng. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Ibuprofen Là loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Ibuprofen có sẵn dưới dạng viên nén hoặc nước uống. Paracetamol Dùng để giảm đau và hạ sốt, nhưng không có tính kháng viêm. Paracetamol thường có sẵn dưới dạng viên nén hoặc dạng siro. Bạn có thể dùng những thuốc không kê đơn để trị đau rát họng Aspirin Cũng là một loại NSAID có khả năng giảm đau và viêm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên dùng aspirin cho trẻ em và thanh niên do nguy cơ hội chứng Reye. Tuy đây là những loại thuốc không cần kê đơn nhưng không có nghĩa bạn được sử dụng thoải mái, bừa bãi mà phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, để dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng, bạn có thể lựa chọn các loại thuốc trị đau rát họng dạng siro, kẹo ngậm và dạng xịt. >>> Có thể bạn muốn biết: Thuốc trị ho có đờm Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày Có rất nhiều trường hợp bị đau rát cổ họng do chứng trào ngược dạ dày, thực quản. Khi ấy, vấn đề được đặt ra là “đau rát họng uống thuốc gì” càng trở nên khó khăn và nan giải hơn. Theo các chuyên gia, nếu bạn không sốt nhưng thường xuyên cảm thấy đau rát họng thì đó rất có thể là dấu hiệu của các bệnh về tiêu hoá, cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bệnh dạ dày có thể dẫn đến triệu chứng đau rát họng Các thuốc trị đau họng có thể kể đến trong trường hợp này như: Thuốc kháng axit dạ dày (Antacids) Thuốc kháng axit dạ dày có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày và giúp giảm triệu chứng chảy axit lên họng gây ra đau rát. Các loại antacids thường chứa các thành phần như magie, canxi, nhôm,… Thuốc kháng H2 Loại thuốc này giúp giảm tiết axit dạ dày bằng cách ức chế hoạt động của histamine-2 receptor trong niêm mạc dạ dày. Điều này giúp giảm đau rát họng và giảm triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) Đây là nhóm thuốc kháng axit mạnh hơn, có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất axit dạ dày. Chúng thường được sử dụng trong điều trị các bệnh dạ dày như loét dạ dày hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có thể giúp giảm triệu chứng đau rát họng do acid dạ dày chảy lên. Thuốc điều trị các triệu chứng đi kèm Khi bạn bị đau rát họng, các triệu chứng đi kèm như ho, khạc, viêm niêm mạc, và cảm lạnh có thể gây khó chịu. Khi ấy, chắc chắn bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp sử dụng song song một số loại thuốc khác để trị triệu chứng này như: Thuốc kháng histamin Đối với những trường hợp đau họng do dị ứng, như viêm niêm mạc do phản ứng dị ứng, thuốc kháng histamin có thể giúp giảm viêm và giảm triệu chứng dị ứng, gồm cả đau rát họng. Khi bị đau rát họng cần uống các loại thuốc trị triệu chứng đi kèm Thuốc long đờm Những loại thuốc long đờm có tác dụng làm tan đờm, giúp làm giảm tắc nghẽn họng và cải thiện triệu chứng đau rát họng do có nhiều đờm. Thuốc xịt mũi, xịt họng giảm đau và phù nề Một số loại thuốc xịt mũi hoặc xịt họng có chứa các thành phần giảm đau và kháng viêm như các chất kháng histamin hoặc các thành phần tản nhiệt, giúp làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng. Dùng viên ngậm kẽm Rất nhiều người khi được đặt câu hỏi “đau rát họng uống thuốc gì” đã truyền tai nhau rằng nên dùng viên ngậm có khoáng chất kẽm có thể dùng khi bị viêm đường hô hấp. Viên ngậm kẽm được sử dụng để giảm đau rát họng và làm dịu triệu chứng trong trường hợp viêm niêm mạc cổ họng. Kẽm có khả năng giảm sưng và chống viêm, giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác khó chịu. Nếu bạn bị đau rát họng do cảm lạnh, hãy thử ngậm viên chứa kẽm 2 giờ/lần, ngậm tốt nhất sau 48 giờ từ khi cảm thấy có các dấu hiệu của bệnh. Thuốc kháng sinh trị viêm họng cấp Ho đau rát họng uống thuốc gì cho nhanh khỏi thì chắc chắn không thể bỏ qua các loại thuốc kháng sinh. Chúng có tác dụng điều trị nhanh chóng, hiệu quả nhưng phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, và không phải lúc nào bác sĩ cũng sẽ cho dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ hiệu quả đối với các trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nên viêm họng do virus không được sử dụng. Thuốc kháng sinh trị đau rát họng cấp tính Một số loại kháng sinh phổ biến dùng trong viêm họng cấp như: Penicillin Có khả năng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng vi khuẩn và viêm amidan. Amoxicillin Cũng có tác dụng tương tự như Penicillin. Loại thuốc này được đánh giá cao trong điều trị do nhiễm khuẩn, ức chế yếu tố gây bệnh. Người bệnh gan, thận, phụ nữ cho con bú không nên uống thuốc này. Erythromycin Erythromycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có tác dụng chống lại một số loại vi khuẩn. Nó thường được sử dụng trong trường hợp dị ứng với Penicillin hoặc khi cần điều trị vi khuẩn kháng Penicillin. Nếu bạn không có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, khó thở, ho kéo dài, hoặc mủ trong cổ họng, chỉ đơn thuần là đau rát họng, việc sử dụng thuốc kháng sinh thường không cần thiết. Sử dụng thuốc kháng sinh một cách không cần thiết có thể gây ra các tác dụng phụ và tăng khả năng kháng thuốc. Đau rát họng uống thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro Heviho Và cuối cùng, để trả lời cho câu hỏi “Đau rát họng nên uống gì” thì hãy sử dụng Siro Heviho. Sản phẩm với các thành phần như Cao Xạ Can, Cao Cát cánh, Cao Mạch môn, Cao Cam thảo,..giúp hỗ trợ giảm đau rát họng do ho kéo dài, do viêm đường hô hấp trên. Hỗ trợ làm ấm họng, giải cảm, giảm ho, long đờm, tăng cường sức đề kháng của trẻ. Siro Heviho phù hợp với trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết. Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng. Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên đảm bảo an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. Các lưu ý khi uống thuốc trị đau rát họng Khi uống thuốc trị đau rát họng, hãy tuân thủ các lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng: Đọc hướng dẫn sử dụng Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và liều lượng trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuân thủ liều lượng Không vượt quá liều lượng được đề xuất hoặc kéo dài thời gian sử dụng hơn quy định, trừ khi có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Không dùng nhiều loại thuốc cùng lúc Tránh sử dụng nhiều loại thuốc trị đau rát họng cùng một lúc, trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ. Một số thành phần trong các loại thuốc có thể tương tác với nhau và gây hại cho sức khỏe. Lưu ý để uống thuốc chữa đau rát họng đúng cách, hiệu quả Kiểm tra thành phần Nếu bạn có dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần trong thuốc, hãy đọc thành phần trước khi sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem có an toàn cho bạn không. Thời gian sử dụng Nếu triệu chứng không giảm đi sau vài ngày sử dụng thuốc hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác. >>> Có thể bạn muốn biết: Nguyên nhân và cách chữa cổ họng bị khô và có đờm Tránh tự ý tự mua thuốc Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc nhà dược trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là đối với trẻ em, phụ nữ có thai, và người có bệnh mãn tính hoặc dùng các loại thuốc khác. Như vậy, thắc mắc “đau rát họng uống thuốc gì” đã được chúng tôi lý giải chi tiết qua bài viết trên. Tuy nhiên nếu bị lâu ngày không khỏi kèm theo các triệu chứng liên quan, để an toàn nhất, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.
Ho có đờm vàng là dấu hiệu của bệnh lý gì? Cách điều trị như thế nào?
Ho có đờm vàng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng nhẹ. Tuy nhiên người bệnh không nên quá chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp. Vậy ho có đờm màu vàng cảnh báo về là bệnh lý gì? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé. Ho có đờm vàng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường hô hấp Ho có đờm vàng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào? Ho có đờm vàng thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn như viêm phế quản, viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm phổi. Bởi vì khi vi khuẩn bắt đầu phát triển trong cổ họng hoặc phổi, chất nhầy trong suốt thường được tìm thấy dọc theo đường hô hấp, nó trở nên đặc và chứa nhiều tế bào bạch cầu hơn. Khi đối mặt với vi khuẩn gây nhiễm trùng, các tế bào bạch cầu sẽ tấn công và khiến ho có đờm đặc màu vàng. Mặc dù có vẻ lạ khi các tế bào bạch cầu gây ra đờm màu vàng, nhưng màu này là do một số enzyme như myeloperoxidase – giúp chống lại nhiễm trùng sản sinh ra. Những bệnh lý được cảnh báo khi bị ho có đờm vàng như: Viêm phế quản Ho có đờm đặc màu vàng thường xuất hiện trong trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn. Tình trạng này được đặc trưng bởi triệu chứng phế quản sưng lên tạo ra chất nhầy đặc giúp loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào khi ho. Các triệu chứng phổ biến khác của viêm phế quản bao gồm: Khó thở,thở khò khè. Sốt cao, sổ mũi và mệt mỏi. >>> Đọc thêm: Kẽm gluconat - Tăng cường miễn dịch, chống viêm, giảm ho Viêm họng Viêm họng thường do vi khuẩn hoặc do viêm họng liên cầu khuẩn gây ra tình trạng sưng họng và ho có đờm màu vàng. Ngoài ra một số bệnh nhân còn có thể bị đau họng dữ dội, khó nuốt, sốt và đau đầu. Viêm họng gây sưng họng và ho có đờm vàng Viêm xoang Viêm xoang là một tình trạng xoang bị viêm và có thể xảy ra do virus, dị ứng hoặc vi khuẩn. Khi ho có đờm đặc màu vàng, nghẹt mũi, chảy dịch mũi và tăng áp lực lên hốc mũi chứng tỏ bệnh nhân đang bị viêm xoang do vi khuẩn gây ra. Viêm xoang thường đi kèm với các triệu chứng như sổ mũi, sốt, đường mũi bị viêm, đau đầu mãn tính và mệt mỏi. Viêm phổi Viêm phổi do vi khuẩn gây ra thường không lây nhiễm, nhưng nó có thể gây ra ho có đờm màu vàng lâu ngày do vi khuẩn tích tụ trong phổi. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến đờm màu xanh. Ngoài ho có đờm vàng, viêm phổi còn có thể gây ra các triệu chứng khác như sốt, đau ngực và khó thở. Viêm phổi gây ho có đờm vàng do vi khuẩn tích tụ trong phổi Giãn phế quản phổi Ho có đờm màu vàng thường do tình trạng ứ đọng ở phế quản phổi. Tình trạng này được đặc trưng bởi sự gia tăng giãn nở của phế quản, do tắc nghẽn đường hô hấp hoặc do nhiễm vi khuẩn. Triệu chứng phổ biến nhất của giãn phế quản là có đờm, tuy nhiên người bệnh cũng có thể bị ho ra máu, khó thở, khó chịu toàn thân hoặc đau ngực nữa. Cảm cúm Ho có đờm đặc màu vàng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm cúm trước khi xuất hiện đau đầu, sốt, sổ mũi,…Bệnh cảm cúm thường là lành tính, sau 3 ngày là các triệu chứng đã đỡ hơn nhiều và tự khỏi. Tuy vẫn có ít trường hợp biến chứng nặng nên khi có biểu hiện nên đi khám để phân biệt loại cảm cúm thông thường hay các loại cúm nguy hiểm khác. Điều trị ho có đờm vàng hiệu quả Ho có đờm vàng thường sẽ được điều trị bằng thuốc tây kết hợp cùng thuốc làm giảm triệu chứng. Đồng thời sử dụng các bài thuốc dân gian trị viêm đường hô hấp cũng là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Điều trị bằng thuốc Thuốc kháng sinh Nếu nguyên nhân gây ho có đờm đặc màu vàng là do nhiễm khuẩn thì thuốc kháng sinh là rất cần thiết nhưng nếu do nhiễm virus gây nên thì kháng sinh không có tác dụng. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đồng thời tiêu diệt chúng, nhờ vậy làm giảm viêm nhiễm đường hô hấp, cải thiện tình trạng ho có đờm vàng và các triệu chứng đi kèm khác. Các loại thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định thường xuyên như: Amoxicillin Tetracycline Erythromycin Cefditoren Azithromycin Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn bác sĩ đã chỉ định để tránh bị lờn thuốc, không được tự ý uống. Phải thận trọng khi dùng cho trẻ em vì có thể sẽ gây tác dụng phụ nhất là rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Thuốc kháng sinh phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ Thuốc làm giãn phế quản Ho có đờm đặc màu vàng do viêm phổi và viêm phế quản sẽ được chỉ định nhóm thuốc này. Bởi có công dụng làm giãn các cơ co thắt trong phế quản giúp người bệnh dễ thở hơn nên được nhiều bệnh nhân tin dùng. Các loại thuốc thường được kê đơn như: Theophylline Metaproterenol Ipratropium Thuốc kháng viêm Corticosteroid Nhóm thuốc này có công dụng chống viêm mạnh, bác sĩ thường sẽ chỉ định bằng thuốc có tác dụng toàn thân đường uống như Prednisolone. Tuy nhiên, Prednisolone chỉ được dùng trong khoảng thời gian ngắn, vì nếu dùng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê Corticosteroid dạng hít thay cho dạng uống khi bị ho có đờm vàng đặc lâu ngày do viêm phế quản mãn tính. Thuốc ức chế virus Nếu bị ho có đờm vàng do virus thì thường bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc ức chế virus. Loại thuốc này sẽ ức chế sự phân chia tế bào của virus, làm chúng suy yếu dần, từ đó kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng. Thuốc ức chế virus có 2 dạng là dạng viên nang và hỗn dịch uống. Một số thuốc thường được chỉ định như: Tamiflu Relenza Peramivir Rimantadine Thuốc ức chế virus hạn chế ho có đờm vàng lâu ngày hiệu quả Thuốc long đờm, tiêu nhầy Thuốc long đờm, tiêu nhầy sẽ có tác dụng làm long tiết dịch từ niêm mạc khí quản, phế quản do làm thay đổi cấu trúc giảm độ nhớt và độ quánh của đờm. Từ đó khiến cho đờm di chuyển và tống ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn. Một số thuốc long đờm được chỉ định phổ biến như Acetylcystein, Natri Benzoat. Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nên không được lạm dụng. >>> Có thể bạn quan tâm: Ho có đờm trắng Điều trị không dùng thuốc Kết hợp mật ong và gừng Lấy 1 củ gừng rồi rửa sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng cho vào chén, sau đó thêm 10ml mật ong vào và hấp cách thuỷ khoảng 20 phút. Lọc lấy nước và thực hiện 3 – 4 lần trong ngày. Bài thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm ho và tiêu đờm trong đường thở. Đồng thời, gừng còn giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng những vùng bị viêm nhiễm, cải thiện tình trạng nhanh hơn. Kết hợp chanh đào hấp cùng đường phèn Thái mỏng 2 quả chanh đào rồi cho vào chén có chứa đường phèn, sau đó hấp cách thủy tới khi đường tan hết rồi chắt lấy nước, uống nhiều lần trong ngày. Phương pháp này giúp cung cấp nhiều vitamin C và các chất kháng viêm tự nhiên giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể và làm dịu các cơn ho, long đờm. Hít hơi nước Hít hơi nước bằng cách thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu đinh hương vào nước sôi có thể giúp làm loãng đờm và giảm bớt tắc nghẽn. Hít hơi nước nóng bằng cách úp đầu vào bát nước nóng và trùm khăn lên đầu hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng. Sử dụng Siro Heviho Với công dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm các triệu chứng đau rát cổ họng, ho có đờm vàng, kháng viêm mạnh mẽ, tiêu diệt các ổ viêm, đẩy lùi các triệu khó chịu mà viêm đường hô hấp gây ra, hạn chế tái phát. Sử dụng Siro Heviho hiện là giải pháp được đông đảo bệnh nhân tin tưởng chọn lựa. Hơn nữa, Heviho được bào chế từ 100% là dược liệu tự nhiên nên đảm bảo an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến gan thận, dạ dày cho người bệnh. Siro Heviho giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm vàng, đau rát cổ họng Cách phòng tránh xảy ra tình trạng ho có đờm vàng Để phòng ngừa tình trạng ho có đờm đặc màu vàng thì sau đây là một số biện pháp đã mang đến nhiều hiệu quả như: Thường xuyên tập thể dục, thể thao để tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ để tránh các tác nhân gây bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây các bệnh lý về đường hô hấp. Đeo khẩu trang thường xuyên nhất là khi ở nơi công cộng và hạn chế đến nơi đông người để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng, lây bệnh. Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để tăng sức đề khác, thanh lọc cơ thể. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng ho có đờm vàng và dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý đường hô hấp, từ đó tìm được cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhé.
Ho có đờm xanh là cảnh báo tình trạng sức khỏe gì
Ho có đờm xanh là dấu biết cảnh báo của một số bệnh lý về đường hô hấp do nhiễm trùng vi rút hoặc vi khuẩn gây ra khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy ho có đờm xanh lâu ngày là cảnh báo của bệnh lý gì và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé. Ho có đờm xanh cảnh báo của nhiều bệnh lý về hô hấp Ho có đờm xanh là dấu hiệu của bệnh lý nào? Màu của đờm thường thay đổi tùy thuộc vào sự có mặt của vi khuẩn, vi rút, các tế bào miễn dịch như bạch cầu hoặc các yếu tố từ môi trường. Ho có đờm xanh vàng hoặc ho có đờm xanh đặc thường cho biết cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng. Màu xanh của đờm chủ yếu xảy ra do một loại enzyme gọi là myeloperoxidase, được tiết ra bởi các tế bào bạch cầu khi chúng chống lại nhiễm trùng trong đường hô hấp. Nguyên nhân trực tiếp nhất của việc đau họng ho có đờm xanh là do nhiễm trùng vi khuẩn, như viêm phế quản, viêm xoang hay là viêm phổi,…Những bệnh lý này thường đi kèm với các dấu hiệu đặc trưng như sốt cao, ho dai dẳng không khỏi, khó chịu ở ngực, khó thở và mệt mỏi. Viêm phế quản Viêm phế quản thường liên quan đến việc hút thuốc hoặc tiếp xúc quá nhiều với các chất ô nhiễm môi trường, gây viêm phổi và đường hô hấp dẫn đến tiết các chất nhầy. Trường hợp viêm phế quản kéo dài trên 3 tháng kèm theo ho có đờm kéo dài thì thường ho có đờm xanh vàng. Viêm phế quản thường gây ho có đờm xanh lâu ngày Viêm xoang Viêm xoang là một tình trạng bệnh lý đặc trưng do xoang bị viêm và có thể xảy ra do virus, dị ứng hoặc vi khuẩn. Viêm xoang thường đi kèm với các triệu chứng như sổ mũi, đường mũi bị viêm, đau đầu mãn tính và mệt mỏi. Viêm xoang xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn thường biểu hiện dưới dạng ho có đờm xanh, nghẹt mũi, chảy dịch mũi và tăng áp lực trong hốc mũi. >>> Có thể bạn quan tâm: Ho có đờm vàng Viêm phổi Viêm phổi là một biến chứng do một vấn đề về hô hấp gây ra. Người bệnh có thể nhận thấy rằng bản thân đang ho có đờm xanh đặc, vàng hoặc đỏ khi đang bị viêm phổi. Màu đỏ có thể là do có máu trong đờm. Các triệu chứng và tình trạng sức khỏe mà người bệnh gặp phải sẽ phụ thuộc vào loại viêm phổi mắc phải. Tất cả các loại viêm phổi đều có chung một số triệu chứng như ớn lạnh, sốt, ho không kiểm soát được và khó thở. Ho có đờm xanh là dấu hiệu của bệnh lý viêm phổi Bệnh xơ nang Không giống như nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút, một nguyên nhân khác gây ra đờm xanh là bệnh xơ nang, là rối loạn di truyền ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và tiêu hóa. Người bệnh thường sẽ ho có đờm màu xanh vàng, dày và dính. Các triệu chứng liên quan khác có thể bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, ho dai dẳng và rối loạn tiêu hóa. Các cách điều trị cho ho có đờm xanh Để điều trị ho có đờm xanh, trước tiên bệnh nhân cần chữa khỏi tình trạng viêm đường hô hấp. Một số phương pháp được nhiều người áp dụng như: Điều trị bằng thuốc Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây viêm họng ho có đờm xanh được phát hiện là do nhiễm trùng vi khuẩn, bác sĩ thường chỉ định một đợt kháng sinh để chống lại và giảm thiểu nhiễm trùng. Nếu nguyên nhân gây ra đau họng ho có đờm xanh là vấn đề tái phát hoặc xảy ra do tình trạng mãn tính như viêm phế quản mãn tính hoặc xơ nang, bác sĩ thường sẽ lập một kế hoạch điều trị nhằm kiểm soát tình trạng bệnh lý. Thông thường sẽ gồm các loại thuốc kê đơn, điều chỉnh lối sống và thăm khám thường xuyên. Thuốc kháng sinh giúp giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng Thuốc long đờm, tiêu nhầy: Thuốc có tác dụng làm long tiết dịch từ niêm mạc khí quản, phế quản do làm thay đổi cấu trúc giảm độ nhớt và độ quánh của đờm. Từ đó khiến cho đờm di chuyển và tống ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn. Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không nên lạm dụng. Điều trị không dùng thuốc Súc miệng bằng dung dịch nước muối Súc miệng bằng dung dịch nước ấm và muối có thể giúp làm dịu cổ họng bị viêm. Thực hiện nhiều lần trong ngày để nhanh khỏi tình trạng ho có đờm xanh nhé. Uống nhiều nước Giúp làm loãng đờm tích tụ trong ngực, khiến đờm dễ dàng tống xuất ra khỏi cơ thể. Thông thường người bệnh có thể kết hợp nước, trà thảo dược hay trong chế độ ăn uống thường thì dùng nước ấm để uống. >>> Đọc thêm: Kẽm gluconat - Tăng cường miễn dịch, chống viêm, giảm ho Giữ gìn vệ sinh Giữ gìn, dọn dẹp môi trường sống xung quanh thường xuyên để tránh các tác nhân gây bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây các bệnh lý về đường hô hấp. Chế độ ăn uống khoa học Bổ sung nhiều rau củ sạch và hoa quả vào chế độ ăn uống để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng khỏi bệnh. Các loại rau cải xanh như bông cải xanh, rau bina. Các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A. Chanh, gừng, mật ong và tỏi được các chuyên gia khuyến cáo là tốt cho người ho đờm. Tránh ăn các thực phẩm tanh như tôm, cua,…làm kéo dài tình trạng ho có đờm xanh lâu ngày hơn. Hạn chế ăn các thực phẩm chiên, xào, dầu mỡ vì sẽ làm tăng tiết nhầy. Không hút thuốc lá: Không được hút và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc. Hít hơi nước: Hít hơi nước bằng cách thêm một số loại tinh dầu chọn lọc như tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu đinh hương vào nước sôi có thể giúp làm loãng đờm và giảm bớt tắc nghẽn. Hít hơi nước nóng bằng cách úp đầu vào bát nước nóng và trùm khăn lên đầu hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng. Sử dụng Siro ho từ thảo dược: Trên thị trường hiện nay, có vô số sản phẩm siro ho, nhưng Siro Heviho vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh bởi thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, vừa giúp giảm triệu chứng ho có đờm xanh, đau rát cổ họng hiệu quả, vừa chống viêm mạnh mẽ, giảm khả năng tăng nặng xuống đường hô hấp dưới và hạn chế tái phát. Siro Heviho giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng ho có đờm xanh Ho có đờm xanh thường xuất hiện khi cơ thể đang chống lại tác nhân nhiễm trùng xâm nhập vào đường hô hấp, là dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên đi khám bệnh sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm về đường hô hấp. Để điều trị bệnh hiệu quả thì ngoài dùng thuốc, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc hiệu quả để nhanh chóng khỏi bệnh nhé.