Viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác

Thời điểm giao mùa là lúc các bệnh về đường hô hấp có nguy cơ bùng phát cao, đặc biệt là viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu cho trẻ, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm phổi... Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh lý này để có cách phòng tránh hiệu quả nhất nhé.

Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương gây ra viêm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh chủ quan có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm họng mãn tính có chữa được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới sau.

Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết

Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Do vậy, nhiều người lo ngại rằng viêm phế quản có thể lây từ người này sang cho người khác. Vậy trên thực tế, viêm phế quản có lây không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng lây lan của bệnh nhé. Giải đáp thắc mắc: Viêm phế quản có lây không? Viêm phế quản là gì? Trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi viêm phế quản phổi có lây không hãy cùng tìm hiểu qua về bệnh lý này để hiểu hơn nhé. Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới, thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây ra các triệu chứng như ho, sốt, đau họng, khò khè, khó thở. Hiện nay, bệnh lý này được chia thành hai loại, đó là: Viêm phế quản cấp tính: Là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới do nhiễm virus. Bệnh thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày với các triệu chứng ho, sốt, đau họng khiến bệnh nhân cảm thấy đau mỏi cơ thể. Viêm phế quản mãn tính: Là tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại và kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh thường do hút thuốc lá, ô nhiễm không khí gây ra. Khi bị viêm phế quản có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, một bệnh lý phổi nặng có thể gây ra khó thở và suy giảm chức năng phổi. Biểu hiện chung của bệnh viêm phế quản Các biểu hiện của bệnh viêm phế quản thường xuất hiện đột ngột bao gồm: Các triệu chứng chung của bệnh lý viêm phế quản Ho: Là triệu chứng phổ biến khi bị viêm phế quản, ho có thể là ho đờm hoặc ho khan. Sốt nhẹ: Thân nhiệt của người bệnh thường dưới 38 độ C. Đau họng: Khi vi khuẩn tấn công có thể gây ra đau họng, viêm họng và có thể kèm theo đau đầu, đau cơ. Khò khè: Thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi. >>> Có thể bạn quan tâm: Ho ra máu Các biểu hiện khác của viêm phế quản có thể bao gồm: mệt mỏi, đau tức ngực, chảy nước mũi, sổ mũi, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các biểu hiện của viêm phế quản có thể khác nhau. Viêm phế quản có lây không? Viêm phế quản có lây hay không? Bệnh viêm phế quản có lây không? Câu trả lời là có. Theo các khuyến cáo của chuyên gia y tế, viêm phế quản là bệnh liên quan đến hệ hô hấp nên có thể lây lan dễ dàng cho người khác giống như bệnh cảm cúm thông thường. Nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản là do virus hợp bào (RSV). Các loại virus, vi khuẩn này có thể sống ở môi trường bên ngoài cơ thể trong khoảng vài phút, vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Vì vậy, bệnh có thể lây nhiễm thông qua các giọt bắn nước bọt, không khí có chứa mầm bệnh mà ai đó đã phát tán ra khi nói chuyện, hắt hơi hoặc ho. Viêm phế quản lây qua đường nào? Con đường lây nhiễm bệnh viêm phế quản bao gồm: Các con đường lây bệnh của viêm phế quản Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản là rất cao. Các virus lúc này sẽ được lây truyền qua dịch tiết khi ho, hắt hơi, bắt tay hoặc hít vào khi nói chuyện. Lây gián tiếp qua đồ vật của người bệnh: Các đồ dùng cá nhân của người bệnh như chén, bát, khăn mặt đều có thể tồn tại vi khuẩn. Do vậy, nếu người khoẻ mạnh vô tình chạm tay vào rồi đưa lên mắt, miệng, mũi thì cũng có khả năng sẽ bị nhiễm virus gây bệnh. Đến đây chắc hẳn mọi người cũng đã tự có câu trả lời cho thắc mắc viêm phế quản lây không. Vậy khi lây nhiễm thì bao lâu bệnh khởi phát, đừng vội bỏ qua, chúng tôi sẽ chia sẻ ngay ở phần tiếp theo nhé. >>>Đọc thêm: Trẻ ho nhiều không dứt Các giai đoạn ủ bệnh viêm phế quản khi bị lây nhiễm Khi bị nhiễm viêm phế quản, người bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn sau: Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn ủ bệnh viêm phế quản là khoảng thời gian từ khi người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh. Thời gian ủ bệnh viêm phế quản thường là từ 1 đến 3 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến 7 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, virus hoặc vi khuẩn gây viêm phế quản sẽ xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu nhân lên. Lúc này, người bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Giai đoạn viêm đường hô hấp trên: Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện như hắt hơi liên tục, sổ mũi, đau họng, người đau mỏi, có thể sốt nhẹ. Ở giai đoạn này, bệnh rất dễ lây nhiễm sang cho người khác. Giai đoạn viêm phế quản cấp: Khi ở thể cấp tính, các triệu chứng điển hình gồm ho nhiều. Cổ họng tiết ra nhiều đờm nhầy có màu trắng đục hoặc màu vàng, xanh, thậm còn xuất hiện ho ra máu kèm triệu chứng đau tức phần xương ngực khi ở thể nặng. Giai đoạn phục hồi: Sau 7 - 10 ngày, nếu được điều trị kịp thời thì các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Phòng ngừa bệnh viêm phế quản như thế nào? Viêm phế quản là bệnh viêm đường hô hấp rất dễ lây lan thậm chí có thể tạo thành vùng dịch nếu không kiểm soát  và phòng ngừa tốt. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm phế quản cụ thể cho từng đối tượng: Đối với trẻ em Viêm phế quản ở trẻ em có lây không? Có thể thấy rằng, trẻ em là đối tượng dễ bị viêm phế quản hơn so với người lớn. Để phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ em, cha mẹ cần chú ý: Tiêm phòng là cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản tốt nhất ở trẻ Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, bao gồm cả vắc-xin cúm và viêm phổi. Vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên với xà phòng và nước. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh. Môi trường sống của trẻ phải luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. Đối với người cao tuổi Người cao tuổi có hệ miễn dịch suy yếu nên dễ bị viêm phế quản hơn người trẻ. Để phòng ngừa viêm phế quản cho người cao tuổi, cần chú ý: Không nên để người cao tuổi tiếp xúc với người bệnh. Rửa tay bằng xà phòng, mỗi lần ít nhất 20 giây. Tránh đưa tay lên chạm vào mắt, mũi và miệng. Tránh tiếp xúc với các vật dụng mà người bệnh đã sử dụng. Đối với người bị bệnh mạn tính Những người bị bệnh nền như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dễ bị lây viêm phế quản. Để phòng ngừa viêm phế quản cho người bị bệnh mạn tính, ngoài việc vệ sinh tay sạch sẽ và không tiếp xúc với mầm bệnh, bệnh nhân cần thực hiện đúng phác đồ điều trị và chỉ định của bác sĩ. Bằng các cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên, bạn có thể giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi bệnh viêm phế quản. Với những thông tin trong bài viết trên của Heviho hy vọng sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời cho thắc mắc viêm phế quản có lây không hay viêm phế quản mãn tính có lây không. Khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng cảnh báo viêm phế quản, bạn đọc cần đến ngay các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và khám chữa kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.   

Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát

Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng của sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp. Vậy ho ra máu là bị gì và ho ra máu có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đây. Ho ra máu là bệnh gì? Ho ra máu là tình trạng ho hoặc khạc ra máu từ đường hô hấp (phổi và cổ họng). Thông thường, trước khi cơn ho ra máu ập đến, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, nóng ran, khó thở, ngực bị đè nặng… Tiếp đó là cảm thấy ngứa cổ và có vị tanh ở miệng. Hiện tượng này có thể xảy ra do người bệnh ho quá nhiều và mạnh, làm các mạch máu nhỏ bị vỡ ra dẫn tới xuất huyết. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Một vài nguyên nhân ho ra máu phổ biến có thể kể đến như: Bệnh lao phổi Ho ra máu là một trong những triệu chứng cơ bản của bệnh lao phổi. Khi mắc phải lao phổi, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng ho có đờm không rõ nguyên nhân trong khoảng 2 tuần. Ngoài ra còn kèm theo sốt nhẹ về chiều tối và có khả năng lây nhiễm cao, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ho ra máu - dấu hiệu cơ bản của bệnh lao phổi Nhiễm trùng đường hô hấp Ho ra máu cũng là triệu chứng chung của các bệnh lý như viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, u nấm phổi… Lúc này đường hô hấp của người bệnh bị viêm nhiễm nghiêm trọng, khó lưu thông máu làm tắc nghẽn ở vùng viêm. >>> Đọc thêm: Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao Tình trạng giãn phế quản Giãn phế quản cũng là một trong các nguyên nhân gây ho ra máu. Tình trạng này xảy ra khi các ống phế quản bị giãn rộng và mỏng đi, khiến chúng dễ bị tổn thương và chảy máu. Ho ra máu do giãn phế quản có thể xảy ra đột ngột hoặc tái phát nhiều lần. Lượng máu ho ra có thể ít hoặc nhiều và có thể là máu tươi hoặc máu cục máu đông. Giãn phế quản - nguyên nhân dẫn đến ho ra máu Ung thư phổi Ho ra máu là một triệu chứng phổ biến của ung thư phổi. Theo thống kê, khoảng 20% những người bị ung thư phổi bị ho ra máu. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người hay hút thuốc lá. Bệnh lý tim mạch Ho ra máu có thể là triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, hẹp van tim… Bị ho ra máu có nguy hiểm không?  Để giải đáp cho câu hỏi bị ho ra máu có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lượng máu ho ra, tần suất ho, màu sắc máu và các triệu chứng đi kèm khi ho. Thông thường, tình trạng ho ra máu có tính ồ ạt, có thể gây mất máu nghiêm trọng dẫn đến trụy tuần hoàn. Bệnh thường diễn biến nhanh gây nguy hiểm cho sức khoẻ nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng ho ra máu có nguy hiểm hay không? Nhìn chung, bệnh ho ra máu là một triệu chứng viêm đường hô hấp cần được chẩn đoán và tìm ra phác đồ điều trị kịp thời. Nếu bạn bị ho ra máu, hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn ngay nhé. Những triệu chứng và dấu hiệu ho ra máu Ho thường khởi phát đột ngột hoặc do tái phát theo chu kỳ do tác động của nhiều tác nhân như lạnh, nhiễm chất dị ứng… Khi ho sẽ xuất hiện ra máu tươi hoặc máu cục máu đông, kèm theo bọt, đờm và lượng máu ho ra cũng có thể khác nhau, từ nhỏ giọt đến ồ ạt. Nếu lượng máu ho ra nhiều có thể gây cảm giác nghẹt thở. Màu sắc của máu cũng có thể khác nhau, tùy thuộc vào vị trí chảy máu. Máu tươi thường là dấu hiệu của chảy máu từ đường hô hấp dưới, trong khi máu cục máu đông hoặc máu đen thường là dấu hiệu của chảy máu từ đường tiêu hóa. Chẩn đoán bệnh ho ra máu bằng phương pháp nào? Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử bệnh nền (nếu có) của người bệnh. Đồng thời, kết hợp thực hiện một số thủ thuật, xét nghiệm như chụp x quang ngực, chụp CT cắt lớp vi tính, làm xét nghiệm máu toàn bộ, nội soi phế quản… Từ đó, đưa ra câu trả lời chính xác ho ra máu nguyên nhân do đâu hay ho ra máu bị gì? Các cách điều trị ho ra máu hiện nay Đối với người ho ra máu, việc điều trị nhằm mục đích cầm máu và giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Một số cách chữa trị bao gồm: Sử dụng thuốc điều trị Thuốc hỗ trợ điều trị ho ra máu là các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát tình trạng chảy máu, giảm đau và khó chịu cho bệnh nhân. Thuốc hỗ trợ điều trị ho ra máu có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho ra máu. Các nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị đó là: Sử dụng các loại thuốc Tây y giúp điều trị ho ra máu Nhóm thuốc giảm ho gồm Terpin Codein, Neo Codion… Hợp chất muối Adrenochrome khi bị xuất huyết, giúp tăng sức đề kháng cho thành mạch. Truyền tiểu cầu khi số lượng và chất lượng tiểu cầu bị thiếu hụt. Bổ sung vitamin K cho người bệnh bị suy gan hoặc thiếu hụt vitamin K. Thuốc chống đông máu giúp ngăn chặn sự hình thành của cục máu đông. Liều lượng và cách dùng thuốc hỗ trợ điều trị ho ra máu sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng bệnh nhân. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. >>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị ho 3 tháng đầu Can thiệp ngoại khoa Can thiệp ngoại khoa là một phương pháp điều trị ho ra máu được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả hoặc không thể áp dụng. Can thiệp ngoại khoa có thể được sử dụng để cầm máu hoặc loại bỏ khối u gây chảy máu. Một số phương pháp can thiệp ngoại khoa khi điều trị ho ra máu phổ biến bao gồm: Nút tắc động mạch phế quản: Phương pháp này sử dụng một dụng cụ nhỏ để đưa vào động mạch phế quản, nơi chảy máu đang xảy ra. Dụng cụ này sẽ được sử dụng để nút tắc động mạch, ngăn chặn dòng máu chảy đến khu vực chảy máu. Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ khối u gây chảy máu. Khối u có thể là khối u lành tính hoặc u ác tính. Phẫu thuật cấp cứu: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp chảy máu do tổn thương phổi nghiêm trọng. Phẫu thuật cắt bỏ phổi sẽ loại bỏ phần phổi bị tổn thương. Lựa chọn phương pháp can thiệp ngoại khoa để điều trị ho ra máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho ra máu, vị trí chảy máu và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Những lưu ý quan trọng khi điều trị ho ra máu Để cải thiện và giúp người bệnh phòng ngừa bệnh ho ra máu gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây: Ngừng hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm độc hại. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như ớt, bia, rượu… Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh stress kéo dài. Thường xuyên duy trì tập luyện thể dục thể thao. Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể, đảm bảo dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan để có được hiệu quả tốt nhất. Có thể nói, ho ra máu là một tình trạng không nên chủ quan. Do đó, nếu xuất hiện hiện tượng này kèm theo các triệu chứng bất thường, người bệnh nên thực hiện thăm khám và chẩn đoán bệnh tại các cơ sở y tế gần nhất. Trên đây là một số thông tin về ho ra máu mà Heviho muốn cung cấp cho các bạn, mong rằng chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Chúc các bạn sức khỏe!

Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết

Ho là phản ứng tự nhiên của trẻ để chống lại các yếu tố gây bệnh đang muốn xâm nhập vào cơ thể. Nhưng nếu em bé ho nhiều thì đây lại là một vấn đề quan ngại và đáng quan tâm. Vậy trẻ ho nhiều phải làm sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!

Bà bầu bị ho 3 tháng đầu phải làm sao? 5 cách điều trị bằng dân gian hiệu quả và an toàn

Nhiều bà bầu bị ho 3 tháng đầu thường rất lo lắng và băn khoăn không biết có ảnh hưởng xấu gì tới thai nhi hay không và cách điều trị như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Loading...