Ngứa họng ho cảnh báo bệnh lý gì? 8 cách điều trị giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng

Ngứa họng là một trong những triệu chứng bệnh về đường hô hấp, thường xuyên xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa. Vậy làm sao để bảo vệ sức khoẻ của bạn và người thân trong trường hợp này. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về tình trạng này cũng như cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà.

Các nguyên nhân gây ngứa họng và ho

Khi bị ngứa họng, người bệnh sẽ thường xuất hiện thêm các cơn ho đi kèm, đây được coi là một phản xạ tự nhiên giúp giảm cảm giác ngứa cổ. Bệnh khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến bao gồm:

Viêm mũi dị ứng

Ngứa họng là một triệu chứng thường gặp ở những người bị viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân gây ngứa họng khi bị viêm mũi dị ứng là do các chất gây dị ứng xâm nhập vào mũi và kích thích niêm mạc mũi tiết ra nhiều dịch nhầy. Dịch nhầy này có thể chảy xuống họng, gây kích ứng cổ họng và gây ngứa.

bi-viem-mui-di-ung.jpgViêm mũi dị ứng gây ra triệu chứng ngứa họng

Các tác nhân phổ biến dẫn đến viêm mũi dị ứng được kể đến như: bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá…

Dị ứng với thuốc

Khi bị dị ứng thuốc, cơ thể người bệnh có thể gây ra các phản ứng từ nhẹ đến nặng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Các triệu chứng dị ứng thuốc phổ biến bao gồm ngứa cổ họng, khó thở, buồn nôn, phát ban, mẩn đỏ…

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, trong quá trình sử dụng có thể dẫn đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Tuy nhiên, đây có thể xem là phản ứng bình thường của thuốc. Các loại thuốc phổ biến gây ngứa họng gồm:

  • Thuốc kháng sinh: penicillin, cephalosporin.
  • Thuốc giảm đau: aspirin, ibuprofen.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen, naproxen.
  • Thuốc tiểu đường: insulin và metformin.
  • Thuốc huyết áp: thuốc chẹn beta và thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
  • Thuốc chống trầm cảm: fluoxetine và sertraline.
  • Thuốc chống co giật: phenytoin và carbamazepine.

Dị ứng thực phẩm

Ngứa họng do dị ứng thực phẩm thường xảy ra khi cơ thể phản ứng với một loại thức ăn nào đó. Các phản ứng này diễn ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn, với các triệu chứng cụ thể như ngứa cổ họng, ngứa miệng…

di-ung-thuc-pham.jpgDị ứng thức ăn - 1 trong những nguyên nhân gây ngứa họng ho

Các loại thực phẩm thường gây dị ứng như đậu phộng, động vật có vỏ, trứng…

Mất nước

Mất nước là tình trạng cơ thể tiêu thụ hết lượng nước cần thiết để duy trì hoạt động bình thường, khiến lượng nước bọt trong miệng và cổ họng bị giảm. Lúc này, cổ họng sẽ trở nên khô và kích ứng, dẫn đến cảm giác ngứa.

>>> Xem thêm:  Bị khàn tiếng uống gì cho nhanh khỏi?

Nhiễm khuẩn

Viêm họng, viêm amidan là các bệnh lý gây ra nhiễm khuẩn vùng họng, với các triệu chứng ban đầu như ngứa họng, ho… Ngoài các bệnh lý này, một số loại virus cảm cúm thông thường cũng có thể dẫn đến hiện tượng người bệnh thường xuyên ngứa cổ họng. Tuy nhiên, các cơn đau ngứa họng có thể phát triển nghiêm trọng hơn và kèm theo sốt, đau nhức người.

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính ở đường hô hấp. Khi bị hen, các cơ xung quanh đường thở sỡ bị co thắt, và thu hẹp lại. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, ngứa họng… khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

benh-hen-suyen.jpgNgứa rát họng do hen suyễn khiến người bệnh khó chịu

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến một số triệu chứng bệnh liên quan đến cổ họng, phổ biến là họng ngứa rát. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như: ho khan, khàn tiếng, hôi miệng, đau khi nuốt, viêm thanh quản…

Rối loạn cổ họng hoặc ung thư vòm họng

Sự thay đổi bất thường ở thanh quản và cổ họng sẽ gây áp lực lên các đầu dây thần kinh. Điều này dẫn đến một số tín hiệu gửi tới hệ thần kinh trung ương gây kích thích và khiến người bệnh có cảm giác ngứa họng hoặc ho.

Ngoài ngứa họng, ung thư vòm họng cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Khó nuốt
  • Khàn giọng
  • Thay đổi giọng nói
  • Chảy máu cam
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau tai

Khi nào người bệnh bị ngứa họng cần gặp bác sĩ?

Mặc dù ngứa họng thường không gây nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan và cần đến thăm khám bác sĩ ngay nếu đi kèm theo các dấu hiệu điển hình như:

  • Bị ho kéo dài hơn 3 tuần.
  • Ngứa họng thường xuyên ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.
  • Sốt cao.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Ho ra máu, đờm hoặc chất nhầy.
  • Đau tức vùng ngực…

Cách điều trị bệnh lý ngứa họng rát họng hiệu quả

Để điều trị dứt điểm bệnh ngứa họng ho cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ lựa chọn được đúng phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh. Dưới đây là 8 cách giúp cải thiện ngứa rát họng tại nhà, cụ thể là:

Súc miệng nước muối

Nước muối có tác dụng làm dịu cổ họng và giảm viêm. Đây là một biện pháp tự chăm sóc tại nhà đơn giản và hiệu quả giúp giảm ngứa họng. Để thực hiện cách này, bạn cần trộn ½ thìa cà phê muối với 240ml nước ấm. Sau đó súc miệng với hỗn hợp và giữa trong miệng khò họng trong 30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại quá trình này 3 - 4 lần mỗi ngày.

Chanh tươi và muối

Nếu bạn đang tìm một phương pháp chữa họng ngứa ho ngay tại nhà có thể sử dụng chanh kết hợp với muối. Với cách này, vùng cổ họng của bạn sẽ được làm sạch và làm dịu một cách nhanh chóng nhất, bởi tính kháng khuẩn cao có sẵn ở cả hai nguyên liệu này. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng 1 lát chanh tươi cùng một chút muối hạt và ngậm trong khoảng 10 phút. Lặp lại quá trình này từ 3 – 4 lần.

chanh-ket-hop-muoi.jpgSử dụng chanh kết hợp muối làm thuyên giảm nhanh các triệu chứng

Sử dụng trà xanh

Lá trà xanh với khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt, có thể giúp giảm triệu chứng ngứa rát họng. Người bệnh có thể dùng lá trà xanh đã rửa sạch đun cùng với nước, đợi nước nguội bớt rồi uống.

Mật ong

Mật ong được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ như từ làm đẹp da, chăm sóc tóc đến hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày và đường hô hấp. Với đặc tính kháng viêm, bạn chỉ cần ngậm một chút mật ong nguyên chất trong miệng và sử dụng 2 – 3 lần/ ngày sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng ngứa họng và ho. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả trị bệnh, bạn có thể kết hợp mật ong cùng với các nguyên liệu khác như chanh đào, bột nghệ, tỏi, gừng, quất…

mat-ong.jpgSử dụng mật ong mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng ngứa họng ho

Quất chưng đường phèn

Tương tự như chanh, quất cũng là loại quả chứa một lượng vitamin C dồi dào với công dụng bảo vệ và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Theo một vài nghiên cứu cho thấy rằng, tinh dầu được tìm thấy nhiều trong vỏ quất với tác dụng trong điều trị viêm đường hô hấp, giảm ngứa họng và cải thiện các cơn ho kéo dài. Bên cạnh đó, đường phèn có vị ngọt thanh, khi kết hợp cùng quất sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chuẩn bị 4 – 5 quả quất rồi bổ làm đôi. Tiếp đó, cho quất vào bát cùng 2 – 3 viên đường phèn và mang đi hấp cách thuỷ khoảng 10 phút. Lấy bát ra rồi lọc phần nước cốt để uống.

Dùng lá hẹ

Theo đông y, lá hẹ có tính ấm, vị cay ngọt giúp ôn trung, bổ phế và điều hoà khí huyết rất tốt. Chính vì vậy, chúng được áp dụng nhiều trong điều trị tình trạng rát ngứa họng hay cảm lạnh, ho. Ngoài ra, trong thành phần của lá hẹ còn chứa các hoạt chất sunfit, allicin… có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, giúp làm loãng nhanh dịch đờm. Do vậy, loài cây này được trồng phổ biến trong tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.

Bạn dùng 1 nắm hẹ tươi đã rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ rồi để vào chén. Sau đó, lấy 2 – 3 viên đường phèn nghiền nhỏ bỏ chung với lá hẹ và đem hấp cách thuỷ 20 phút. Lưu ý rằng, nên dùng hỗn hợp này khi còn ấm để đạt được hiệu quả.

Xông hơi lá bạc hà

Lá bạc hà có chứa các chất menthol, menthol acetate, limonene có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm dịu cổ họng và giúp giảm ngứa họng ho. Xông hơi lá bạc hà là một biện pháp tự chăm sóc tại nhà đơn giản và hiệu quả.

Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị một ít lá bạc hà, đem rửa sạch với nước muối. Cho lá bạc hà vào nồi và đổ ngập nước rồi đun sôi. Cuối cùng, tắt bếp và dùng một chiếc khăn sạch trùm lên phía đầu và xông trong 10 phút.

xong-la-bac-ha.jpgXông hơi bằng bạc hà giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo dân gian, phần lớn người bệnh có xu hướng lựa chọn sử dụng các loại thuốc tây để điều trị bệnh một cách triệt để nhất. Vậy các loại thuốc nào nên dùng và cách điều trị ra sao? Mọi thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay ở phần tiếp theo.

Sử dụng thuốc tây y

Sử dụng thuốc tây y điều trị chứng ngứa họng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Các nguyên nhân này sẽ được bác sĩ xác định qua việc thăm khám và chẩn đoán. Một số loại thuốc thường dùng để giảm nhanh các triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Viên ngậm có chứa thuốc chống viêm để làm dịu các cơn ngứa họng.
  • Thuốc chống viêm như ibuprofen dùng để giảm đau.
  • Thuốc kháng sinh dùng điều trị tình trạng nhiễm khuẩn trong họng.
  • Thuốc ức chế ho dùng cho trường hợp ho khan.

thuoc-tay-y.jpgSử dụng thuốc tây y giúp điều trị triệt để bệnh

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc tây y, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hay thêm bớt các loại thuốc khác, đặc biệt là thuốc kháng sinh, vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng, bạn nên ngừng thuốc và tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh ngứa họng

Để phòng ngừa và tránh tình trạng ngứa họng tái phát, người bệnh nên thay đổi một số thói quen sống như:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Uống đủ nước sẽ giúp giữ ẩm cho cơ thể, bao gồm cả cổ họng.
  • Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin, bao gồm vắc-xin cúm, vắc-xin viêm phổi... sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ngứa họng.
  • Mặc quần áo ấm, đội mũ, quàng khăn khi trời lạnh sẽ giúp giữ ấm cho cổ họng, ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tránh hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá để giảm tổn thương cổ họng và hạn chế nguy cơ bị ngứa họng.
  • Hạn chế uống đồ lạnh bởi chúng có thể làm khô cổ họng, gây ngứa họng.

Trên đây là những thông tin tổng quan xoay quanh bệnh ngứa họng Heviho muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích, giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất nhé.

Cập nhật lúc: 17/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...