Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương gây ra viêm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh chủ quan có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm họng mãn tính có chữa được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới sau.
Bệnh viêm họng mãn tính là gì?
Bệnh viêm họng mãn tính là gì?
Viêm họng mãn tính là bệnh hô hấp có thể khởi phát ở mọi đối tượng, gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng ở niêm mạc họng trong thời gian dài. Bệnh có tính chất dai dẳng, khó điều trị và dễ tái phát. Căn cứ vào các dấu hiệu và đặc điểm khi niêm mạc bị tổn thương mà bệnh viêm họng mãn tính được chia thành 4 thể, bao gồm:
- Viêm họng mãn tính sung huyết: Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh, lúc này lớp niêm mạc họng bắt đầu bị sưng đỏ, có nhiều mạch máu nổi rõ.
- Viêm họng mãn tính xuất tiết: Lớp niêm mạc họng sưng đỏ tiết ra nhiều dịch nhầy và dính vào hai thành họng.
- Viêm họng mãn tính quá phát: Bệnh giai đoạn này đã chuyển sang thể nặng, các niêm mạc họng bị sưng đỏ, dày lên và có nhiều hạt lympho trong họng hoặc tụ thành một dải dọc.
- Viêm họng mãn tính teo: Niêm mạc họng mỏng, trắng bệch, có thể đóng vảy và khô. Tuyến nhầy của niêm mạc lúc này bị teo, quá trình tiết chất nhầy không ổn định, từ đó dẫn đến tình trạng khô ráp ở lớp niêm mạc họng.
Các dấu hiệu viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính cũng tương tự như viêm họng cấp tính, nhưng các triệu chứng sẽ nghiêm trọng và mất nhiều thời gian để điều trị hơn. Các triệu chứng của viêm họng mãn tính thường kéo dài, bao gồm:
Các dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt mãn tính
- Đau họng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm họng mãn tính. Đau họng thường là đau rát, nuốt vướng, khó chịu, có thể tăng lên khi nuốt.
- Ngứa họng: Họng người bệnh khi bị viêm mãn tính sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu và luôn muốn khạc nhổ liên tục.
- Khô họng: Đi kèm với triệu chứng đau họng, ngứa họng thì người bệnh sẽ cảm thấy họng mình bị khô, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Nuốt vướng: Người bệnh có cảm giác như có vật gì đó vướng ở cổ họng khi nuốt.
- Ho: Ho cũng là triệu chứng dễ bắt gặp khi bị viêm họng mãn tính. Ho có thể là ho có đờm hoặc ho khan.
- Khó thở, khò khè: Khó thở, thở khò khè sẽ xuất hiện ở viêm họng mãn tính do trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ. Tuy nhiên, không phải mỗi trường hợp mắc bệnh viêm họng mãn tính đều xảy ra đầy đủ các triệu chứng trên. Do đó, người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Viêm phế quản có lây không
Nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính thường kéo dài và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn
Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus có thể dẫn đến tình trạng viêm họng mãn tính. Lúc này, các vi khuẩn, virus như virus cúm, liên cầu khuẩn… sẽ tấn công gây ra cảm cúm, cảm lạnh và viêm họng.
Vi khuẩn, virus - một trong những tác nhân gây ra viêm họng
Do căng cơ họng
Một số người bệnh do tính chất công việc của họ bắt buộc phải nói nhiều, nói không ngừng nghỉ hoặc nói ở âm vực cao… khiến các cơ ở vùng họng bị căng, làm dây thanh quản bị tổn thương dẫn đến viêm họng mãn tính.
Do dị ứng
Dị ứng với các tác nhân bên ngoài như khói xe, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật... cũng có thể gây bệnh viêm họng mãn tính.
Do trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây viêm loét niêm mạc thực quản. Quá trình này cũng có thể gây viêm họng mãn tính.
Sử dụng các chất kích thích
Tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá, rượu bia, chất tẩy rửa... cũng có thể dẫn đến viêm họng mãn tính.
Ung thư vòm họng
Bệnh ung thư vòm họng tuy không phổ biến nhưng cũng là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính. Các triệu chứng của bệnh như đau đầu, mệt mỏi, tăng tiết nước bọt, tắc mũi, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm họng mãn tính có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ lẫn người lớn tuổi. Các triệu chứng của viêm họng mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng hơn và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe vòm họng: Áp xe vòm họng là một khối mủ hình thành ở vòm họng. Bệnh có thể gây đau họng dữ dội, sốt, sưng cổ. Song áp xe vòm họng có thể được điều trị bằng kháng sinh và phẫu thuật để dẫn lưu mủ.
- Viêm amidan: Khi bị viêm họng quá lâu sẽ rất dễ lây lan sang khu vực xung quanh, trong đó có viêm amidan. Các triệu chứng của bệnh gần giống như áp xe vùng họng.
- Viêm phổi: Họng thuộc hệ hô hấp trên, nếu họng bị viêm nhiễm nặng có thể lây lan xuống đường hô hấp dưới, đặc biệt là phổi - bộ phận bị ảnh hưởng trực tiếp, từ đó dẫn đến viêm phổi.
- Viêm khớp, thận, tim: Các virus liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là tác nhân chính gây ra tình trạng viêm khớp, viêm thận và thấp tim.
- Ung thư vòm họng: Ung thư vòm họng là một loại ung thư nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Ung thư vòm họng thường gặp ở người trên 50 tuổi, hút thuốc lá và uống rượu bia. Bệnh có thể gây đau họng, khó nuốt, khàn giọng, chảy máu mũi...
Các phương pháp điều trị viêm họng mãn tính
Hiện nay, bệnh viêm họng mãn tính có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng và mức độ của từng bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng nhiều nhất, người bệnh có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây y
Thông thường, đối với các trường hợp viêm họng mãn tính đều sẽ được bác sĩ kê các loại kháng sinh và chống viêm liều cao để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus. Nhờ đó, tình trạng đau nhức, sưng đỏ và đau rát sẽ được cải thiện nhanh chóng. Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh như:
- Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Clavulanic, Penicillin…
- Thuốc chống viêm gồm thuốc kháng viêm Corticosteroid và Nsaid.
Ngoài ra, một vài loại thuốc hỗ trợ khác như thuốc tiêu đờm, thuốc hạ sốt, trị ho… cũng có thể được sử dụng kèm theo.
Sử dụng thuốc Tây y giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Mặc dù áp dụng điều trị viêm họng mãn tính bằng thuốc Tây y là phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trong quá trình sử dụng người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng thuốc cũng như kết hợp thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
>>> Đọc thêm: Ho ra máu là bệnh gì?
Áp dụng mẹo dân gian
Ngoài thuốc Tây y, các mẹo dân gian tại nhà cũng được sử dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm họng mãn tính, điển hình như:
- Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối là một cách đơn giản và hiệu quả để giảm đau họng và viêm họng. Bạn có thể pha nước muối theo tỷ lệ 1 muỗng cà phê muối với 250ml nước ấm. Súc miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ.
Súc miệng bằng nước muối giúp phòng ngừa bệnh viêm họng mãn tính
- Ngậm chanh: Chanh có tính axit nhẹ, có tác dụng sát khuẩn và kháng viêm. Bạn có thể cắt lát chanh và ngậm trong miệng trong khoảng 10 phút. Bạn cũng có thể pha nước chanh với mật ong để uống.
- Uống nước ấm: Uống nước ấm giúp giữ ẩm cho cổ họng, giúp giảm đau họng và ngứa rát họng. Bạn nên uống nước ấm thường xuyên trong ngày, đặc biệt là khi cảm thấy cổ họng bị đau.
- Hít hơi nước nóng: Hít hơi nước nóng giúp làm loãng dịch nhầy trong cổ họng, giúp giảm ngứa rát họng. Bạn có thể hít hơi nước nóng từ nồi nước sôi hoặc sử dụng máy xông hơi.
- Uống trà thảo mộc: Trà thảo mộc có tác dụng giảm đau họng và viêm họng. Một số loại trà thảo mộc thường được sử dụng để điều trị viêm họng mãn tính bao gồm trà gừng, trà bạc hà, trà cúc...
Những lưu ý cần biết khi điều trị viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần khi vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể mệt mỏi, suy giảm đề kháng hay môi trường bị ô nhiễm… Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu cách điều trị thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi đánh răng.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm không khí. Khi ra ngoài trời, bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp.
- Nếu bạn đang mắc các bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi xoang... cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng về đường hô hấp.
- Uống đủ nước để giúp giữ ẩm cho đường hô hấp, ngăn ngừa tình trạng khô họng.
- Khi thời tiết lạnh, bạn nên mặc ấm để tránh bị cảm lạnh, ho, viêm họng.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh bởi nó có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi có tiếp xúc với đồ vật ở nơi công cộng nhằm phòng ngừa khả năng lây nhiễm vi khuẩn, virus.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm, hen suyễn… Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc, bạn cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách để đảm bảo không lây bệnh.
Trên đây là những thông tin mà Heviho muốn chia sẻ với bạn đọc xoay quanh bệnh lý viêm họng mãn tính. Mặc dù đây là căn bệnh không quá nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng người bệnh cũng không nên quá chủ quan. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết