Viêm họng uống thuốc gì? 5 loại thuốc trị viêm họng hiệu quả - tốt nhất hiện nay

Bị viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi? Đó là thắc mắc mà nhiều người bệnh quan tâm nhất. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại thuốc này, ngay trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp lại một số loại thuốc trị viêm họng tốt nhất hiện nay.

Viêm họng nên uống thuốc gì?

Viêm họng là tình trạng vùng họng bị các loại vi khuẩn, virus tấn công gây ra viêm nhiễm. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi khi được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, nếu để tình trạng kéo dài và chuyển sang thể nặng, bệnh sẽ khó điều trị hơn, thậm chí sẽ có nguy cơ lây nhiễm viêm amidan cao. Dưới đây là một số loại thuốc viêm họng có hiệu quả được sử dụng rộng rãi bao gồm:

Thuốc kháng sinh trị viêm họng

Kháng sinh Erythromycin

Thuốc kháng sinh Erythromycin với khả năng diệt khuẩn ở nồng độ cao, thường được chỉ định cho những trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hoá, dự phòng thấp khớp… Theo khuyến cáo của các bác sĩ, Erythromycin không nên sử dụng khi đói. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống đúng giờ và đúng liều lượng như sau:

  • Đối với trẻ nhỏ: Nên sử dụng 30 – 50mg/ kg nặng/ ngày, ngày 2 – 3 lần.
  • Đối với người lớn: Sử dụng 50 – 100mg/ lần uống, ngày 2 – 3 lần.

khang-sinh-erythromycin.jpgKháng sinh Erythromycin - thuốc điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh viêm họng, người bệnh có thể sẽ xuất hiện các tác dụng phụ như đau nhức, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy… Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc thì không nên sử dụng loại thuốc này.

Kháng sinh Penicillin

Penicillin là một loại kháng sinh phổ biến được sử dụng trong điều trị các loại nhiễm trùng do vi khuẩn. Nó hoạt động bằng cách ức chế sự hình thành của tế bào vi khuẩn, từ đó khiến vi khuẩn không thể phát triển và bị tiêu diệt.

Loại thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp viêm họng do tác động của liên cầu khuẩn hoặc một số loại vi khuẩn khác.

Hiện nay, Penicillin chia thành hai loại chính là Penicillin V dạng viên nén và Penicillin dạng tiêm tĩnh mạch. Việc sử dụng thuốc Penicillin quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, do đó bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Kháng sinh Amoxicillin

Amoxicillin cũng giống như thuốc Penicillin, là loại kháng sinh được dùng để điều trị viêm họng. Thuốc có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, có thể kể đến như viêm họng, viêm màng não, viêm nội mạc, viêm tai giữa…

Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ như buồn nôn, phát ban, ngứa… hoặc nghiêm trọng hơn như viêm gan, vàng da, viêm kết mạc, tiêu chảy…

Kháng sinh Clarithromycin

Clarithromycin là thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn bội nhiễm… Tuy Clarithromycin là một loại kháng sinh an toàn và hiệu quả, nhưng trong quá trình sử dụng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm miệng, nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá, rối loạn chức năng gan…

Viêm họng dùng thuốc gì? Thuốc viên ngậm

Viên ngậm Tyrothricin

Viên ngậm Tyrothricin là một loại thuốc kháng sinh tại chỗ được sử dụng để điều trị các triệu chứng nhiễm trùng miệng và họng, ví dụ như đau họng, nuốt khó và viêm miệng… Nó có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và gây tê bề mặt. Sử dụng loại viên ngậm này bằng cách ngậm một viên trong miệng cho đến khi thuốc tan hết. Lưu ý rằng, không nên nhai hoặc nuốt chửng thuốc.

vien-ngam-tyrothricin.jpgViên ngậm Tyrothricin giảm các triệu chứng ho, đau họng 

Bạn có thể dùng viên ngậm Tyrothricin nhiều lần trong ngày, khoảng cách giữa các lần ngậm là 1 tiếng và tùy theo hướng dẫn của bác sĩ.

Viên ngậm Strepsils

Ho viêm họng uống thuốc gì? Câu trả lời là viên ngậm Strepsils, một loại thuốc có tác dụng thông mát cổ họng, giúp giảm đau, giảm ho và sát khuẩn vùng họng rất tốt. Với ưu điểm chứa thành phần lành tính, Strepsils có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 6 tuổi. Mỗi lần sử dụng 1 viên, khoảng cách giữa các lần ngậm là 2 – 3 giờ.

Viên ngậm Eugica

Viên ngậm Eugica có thành phần chính là tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế, tinh dầu gừng, mật ong có tác dụng làm ấm, làm dịu cổ họng và cải thiện tình trạng đau rát vùng họng. Ngoài ra, Eugica còn giúp người bệnh thông cổ họng, có hơi thở thơm mát hơn.

Thuốc xịt hoặc nước súc miệng

Thuốc xịt họng Hexaspray

Thuốc xịt họng Hexaspray là một loại thuốc xịt họng có chứa các hoạt chất là benzydamine, chlorhexidine gluconate và lidocaine giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau rát họng, ngứa họng, khó nuốt… Hexaspray được sử dụng bằng cách xịt trực tiếp vào miệng và họng, mỗi lần xịt cách nhau 2-3 giờ. Lưu ý, bạn chỉ có thể dùng thuốc này tối đa 5 ngày.

nuoc-suc-mieng-hexaspray-.jpgThuốc xịt họng Hexaspray cải thiện các dấu hiệu của bệnh viêm họng

Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc xịt họng, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, thuốc chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hay người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Dung dịch Listerin

Dung dịch Listerine là một loại nước súc miệng có chứa các thành phần kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp giảm đau họng. Khi sử dụng, bạn cần lưu ý là ngậm dung dịch trong vòng 30 giây, mỗi ngày súc miệng 2-3 lần. Lúc này, nước súc miệng sẽ thấm dần vào niêm mạc họng và giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm. Ngoài ra, Listerin cũng có thể giúp giảm đau và làm dịu cổ họng.

Tuy nhiên, Listerin không phải là thuốc điều trị triệt để viêm họng. Chính vì vậy, khi có biểu hiện của bệnh bạn nên đi khám và dùng kết hợp với thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi.

Dung dịch T-B

Thành phần chính có trong dung dịch T-B là các loại tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà và axit boric với nồng độ 0.3% giúp hỗ trợ vệ sinh răng miệng, chống viêm và làm dịu họng.

Thuốc tiêu đờm Ambroxol

Đây là loại thuốc tiêu đờm được sử dụng để làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp việc ho và tiêu đờm dễ dàng hơn. Ambroxol thường được dùng theo đường uống với liều dùng và cách dùng sẽ được bác sĩ chỉ định tùy theo lứa tuổi, tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của từng người.

>>> Đọc thêm:  Ngứa họng ho có đờm

Thuốc hạ sốt giảm đau

Loại thuốc tiếp theo trong danh sách “viêm họng sốt uống thuốc gì” đó là Aspirin và Paracetamol. Đây là 2 loại thuốc giúp hạ sốt nhanh chóng nhất, cụ thể là:

Thuốc Aspirin

Đây là loại thuốc thuộc nhóm hạ sốt, hỗ trợ giảm đau và kháng viêm không steroid (NSAID). Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng đau rát họng ở mức độ nhẹ đến trung bình. Do đó, Aspirin thường được sử dụng để điều trị những triệu chứng do viêm họng gây ra có thể kể đến như: đau đầu, sốt, đau rát cổ họng, đau cơ… Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ có thể  gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, đau đầu, phát ban…

thuoc-aspirin.jpgThuốc giảm đau, hạ sốt Aspirin - hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn tốt

Thuốc Paracetamol

Thuốc Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không chứa steroid, được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm họng cấp. Paracetamol hoạt động bằng cách ngăn chặn sản xuất prostaglandin, một chất hóa học trong cơ thể gây ra đau và sốt.

Thuốc có tác dụng nhanh chóng và thường bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 30 phút. Tuy vậy, cũng giống như Aspirin, nếu lạm dụng sử dụng sẽ dễ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

thuoc-ha-sot-paracetamol.jpgParacetamol - thuốc hạ sốt không chứa steroid được áp dụng nhiều nhất

Các lưu ý khi sử dụng các thuốc điều trị viêm họng

Trong quá trình sử dụng thuốc, để đạt được kết quả điều trị viêm họng tốt nhất bạn cần tuân thủ theo một số vấn đề dưới đây:

  • Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần cung cấp thông tin về tiền sử bệnh của bản thân và những thành phần bị dị ứng để bác sĩ theo dõi và kê đơn thuốc phù hợp.
  • Đối với các nhóm thuốc kháng sinh, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng hay tăng giảm liều lượng của thuốc.
  • Với nhóm thuốc Aspirin, đây là loại thuốc chống viêm thường được sử dụng trong điều trị viêm họng, tuy nhiên lại không được áp dụng với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bởi thuốc có thể gây ra hội chứng Reye liên quan đến bệnh lý não – gan, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Một số đối tượng mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, đau dạ dày không nên dùng các nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid và NSAID để chữa trị viêm họng.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường hãy ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Một vài biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng tái phát

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để tránh bệnh viêm họng tái phát lại, bạn có thể áp dụng ngay một số cách sau giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể:

  • Bạn cần kết hợp việc sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhằm tăng hiệu quả chữa bệnh.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh nên ăn đồ ăn mềm, uống nhiều nước và hạn chế đồ cứng để tránh làm tổn thương vùng họng.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng nhằm hạn chế vi khuẩn có trong vòm họng.
  • Nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, luôn giữ ấm cơ thể, nhất là khi thời tiết thay đổi trở lạnh.
  • Tránh xa những thực phẩm dầu mỡ, chiên xào có chứa nhiều acid béo no.
  • Loại bỏ rượu, bia, nước ngọt, chất kích thích hoặc những đồ có chứa nhiều caffein…bởi chúng có thể gây mất nước khiến niêm mạc họng bị khô.
  • Nên giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn, khói thuốc… để vi khuẩn không có cơ hội phát triển và xâm nhập.

Trên đây là các loại thuốc trị viêm họng mà Heviho muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng, với những thông tin trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cho câu hỏi viêm họng rát cổ uống thuốc gì? Các loại thuốc này, khi sử dụng cần được chỉ định từ bác sĩ, do đó để đẩy lùi triệt để bệnh, bạn cần thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp nhất nhé.

Cập nhật lúc: 22/01/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...