Cảnh giác triệu chứng ho có đờm kéo dài, 99% người không hiểu rõ
Ho có đờm kéo dài là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có lao phổi. Vậy ho khan, ho có đờm lâu ngày là bệnh gì? Đâu là nguyên nhân gây ho có đờm kéo dài? Phải làm sao khi ho lâu ngày không khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chi tiết nhất.
Nguyên nhân ho có đờm kéo dài
Ho có đờm là phản xạ tự nhiên của cơ thể, giúp đào thải lượng đờm dư thừa ra ngoài môi trường. Thông thường, ho có đờm sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên do một số nguyên nhân nhất định mà tình trạng ho của người bệnh không những không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu tăng.
Theo “Chronic cough – Symptoms and causes” – Bài viết trên trang web của Mayo Clinic – Tổ chức Nghiên cứu và Giáo dục Y khoa tại Mỹ, một số nguyên nhân điển hình gây ho có đờm kéo dài phải kể đến:
- Dị ứng: Hệ thống miễn dịch của những người nhạy cảm, khi tiếp xúc với lông thú, khói bụi, phấn hoa,… sẽ bị kích thích, gây ho, phù nề và tăng tiết dịch tạo ra đờm.
- Viêm phế quản: Đây là một bệnh viêm nhiễm bên trong đường hô hấp, gây phồng và tắc nghẽn tại đường phế quản. Khi đó, cơ thể cần sản sinh nhiều đờm để loại bỏ các chất kích thích và vi khuẩn gây bệnh ra bên ngoài.
- Hen suyễn: Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính, dễ bị kích thích bởi các tác nhân ô nhiễm như khói thuốc, hóa chất,… Khi bị hen, cơ bắp xung quanh phế quản dần co bóp và trở nên hẹp hơn, gây ra ho có đờm kéo dài.
- Sự xâm nhập của virus: Một số loại virus, vi khuẩn như virus thủy đậu, virus cúm, virus sởi, virus ho gà,… Khi tấn công và xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây viêm đường hô hấp. Lúc này, hệ thống bảo vệ đường hô hấp bao gồm các tế bào bạch cầu đa nhân, mono bào, đại thực bào sẽ tiêu diệt các virus gây bệnh, đồng thời loại bỏ chúng ra môi trường theo dịch tiết đường hô hấp (đờm).
- Hút thuốc lá: Ho có đờm kéo dài thường xảy ra ở những người có thói quen hút thuốc. Bởi, trong thuốc lá có đến hơn 4000 loại chất độc gây hại. Do đó khi hít phải khói thuốc thường xuyên, cơ thể sẽ dần bị viêm, ho khan, ho có đờm lâu ngày không khỏi.
>>> Xem thêm: Đau rát cổ họng không ho
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ho có đờm lâu ngày nhưng ít phổ biến hơn đó là: giãn phế quản, xơ nang, trào ngược thanh quản, viêm đường hô hấp, ung thư phổi, xơ phổi vô căn,…
Ho khan, ho có đờm lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng ho có đờm kéo dài hơn 3 tuần vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, khả năng cao bạn đang bị ho có đờm mãn tính. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được kiểm soát tốt, chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống.
Mặc khác, tình trạng bị ho có đờm lâu ngày không khỏi cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi, giãn phế quản,…
Do đó, để chữa ho có đờm lâu ngày không khỏi, bạn có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau:
6 Cách chữa ho có đờm lâu ngày không khỏi
Giữ ấm cơ thể
Người bị ho có đờm cần chủ động giữ ấm cơ thể, nhất là vùng ngực và họng; nhằm tăng sự lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn. Điều này không chỉ giúp lưu thông các chất bẩn tích tụ trong cơ thể, mà còn mang đến lượng kháng thể cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi của phế quản.
Ngoài ra, người bệnh viêm đường hô hấp cần tuyệt đối không để bản thân bị nhiễm lạnh, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Bởi, khi cơ thể bị lạnh, hệ miễn dịch có thể yếu đi, kéo theo khả năng chống vi khuẩn, virus của cơ thể cũng kém dần; tăng nguy cơ viêm phế quản và các vấn đề hô hấp nghiêm trọng khác.
Ưu tiên ăn các món loãng
Cháo, nước ép trái cây, nước súp, nước lọc,… giúp làm loãng đờm. Điều này hỗ trợ rất tốt cho việc loại trừ đờm ra khỏi cơ thể bằng cơ chế ho. Hơn nữa, việc ưu tiên các món loãng cũng đóng vai trò duy trì độ ẩm trong hệ thống hô hấp, giảm khó chịu, đau rát khi ho và giảm tình trạng ho kéo dài.
Xông hơi nóng
Người bị ho có đờm kéo dài nên hít/xông hơi nóng cho đường mũi – họng bằng các loại tinh dầu như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp,… Việc ngửi hơi nóng sẽ giúp loãng chất nhầy và hỗ trợ khạc đờm dễ dàng hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng
Nghỉ ngơi nhiều
Người bị ho nên nghỉ ngơi và bổ sung hoa quả thật nhiều để hỗ trợ thêm hệ miễn dịch; từ đó cải thiện chứng ho có đờm lâu ngày.
Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng, dị ứng
Đối với một số người, khói bụi, thuốc lá, phấn hoa, lông thú,… là những tác nhân gây dị ứng, kích thích cơn ho. Vì thế, để giảm thiểu tình trạng ho, người bệnh cần tránh xa hoặc hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những tác nhân này.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế đến nơi đông người. Trong trường hợp phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang! Điều này vừa giúp phòng tránh các tác nhân gây dị ứng, vừa giúp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh các loại bệnh thuộc đường hô hấp.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Bên cạnh việc uống nhiều nước, giữ ấm cho cơ thể, hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng,… người bị ho có đờm lâu ngày nên sử dụng kết hợp các sản phẩm có khả năng hỗ trợ giảm ho, long đờm, giảm đau rát họng như Heviho – viên uống dành riêng cho người đang gặp vấn đề về đường hô hấp như ho, khản tiếng, đau rát họng.
Heviho là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, với thành phần chính bao gồm: Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh,… giúp giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp nhanh chóng. Không những thế, Heviho còn có tác dụng hỗ trợ phục hồi vùng niêm mạc họng bị tổn thương, tăng cường đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tùy vào thể trạng và mức độ ho mà thời gian hiệu quả khi sử dụng Heviho ở mỗi người là khác nhau (thường từ 3 tháng). Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc tình trạng ho có đờm kéo dài, bạn vui lòng liên hệ 1800 1208 (miễn cước) trong giờ hành chính!
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết