Khô cổ họng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Khô cổ họng là tình trạng phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt là vào những hôm thời tiết hanh khô. Với tình trạng khô, ngứa chắc chắn nó gây tình trạng khó chịu cho người bệnh. Vậy khô cổ họng là bệnh gì? Nguyên nhân ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!
Khô cổ họng là bệnh gì?
Khô, rát, ngứa, cộm đó chính là những biểu hiện của bệnh khô cổ họng. Một vài nguyên nhân cơ bản có thể gây ra bệnh như trào ngược dạ dày, viêm họng, các bệnh lý về đường hô hấp hoặc do các yếu tố từ môi trường sống.
Tuy đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng bạn cần lưu ý bởi nếu để bệnh kéo dài sẽ gây khó chịu gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Một vài trong số đó là nguy cơ của các căn bệnh tiềm ẩn.
Nguyên nhân khô cổ họng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên khô họng nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất phải kể tới:
Cơ thể bị thiếu nước
Nếu bạn đang thắc mắc “hay bị khô cổ họng là bệnh gì?” thì nguyên nhân có thể rất đơn giản đến từ việc cơ thể bạn bị thiếu nước trầm trọng.
Khi cơ thể thiếu nước hoạt động bài tiết của cơ thể cũng sẽ giảm theo từ đó làm tuyến nước bọt tiết ra miệng giảm đi gây tình trạng khô cổ họng.
Thêm vào đó, cơ thể thiếu nước cũng sẽ gây giảm dịch sinh lý của mũi xoang. Điều này tác động trực tiếp tới sự tiết nhầy tại chỗ của niêm mạc họng gây nên bệnh khô cổ họng.
Ngoài những trường hợp trên thì có thể khô họng do mất nước. Hiểu đơn giản thì hàng ngày bạn nạp lượng nước vừa đủ vào cơ thể nhưng mất nước quá nhiều do mồ hôi hoặc ốm sốt…..
Một vài triệu chứng khác của khô cổ họng do thiếu nước có thể làm người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tiểu ít, đi tiểu đậm màu, luôn thấy khát.
>>> Đọc thêm: Trẻ ho có đờm
Cách khắc phục:
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề “ bị khô cổ họng nên uống gì”. Thực ra, tình trạng này không quá nghiêm trọng do đó bạn chỉ cần uống đủ nước sao cho chúng cân bằng với cơ thể.
Thông thường, mỗi ngày chúng ta nên nạp vào cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước. Nhưng trong này phải bao gồm ít nhất 20% là nước từ thực phẩm như trái cây hoặc rau củ. Nhưng tốt nhất bạn nên uống bổ sung nước lọc và hạn chế đồ uống có gas hoặc có chất kích thích như nước ngọt, cà phê, nước tăng lực…..
Khô cổ họng do ngủ thở bằng miệng
Mỗi sáng sau khi thức dậy bạn luôn cảm thấy cơ thể bị khô rát cổ họng thì có thể nguyên nhân là do bạn đã thở bằng miệng trong suốt quá trình ngủ.
Khi này lượng khí thông qua cổ họng sẽ lấy đi hết độ ẩm của niêm mạc họng gây khô họng. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ gây nên: ngủ ngáy, hôi miệng và gây mệt mỏi mỗi khi thức dậy.
Khô cổ họng do viêm mũi dị ứng
Loại trừ 2 trường hợp trên thì cổ họng khô cũng có thể do bệnh viêm mũi dị ứng gây nên. Hệ miễn dịch tốt thì mới có thể chống lại virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Với những người bệnh có tiền sử về dị ứng, hệ miễn dịch thường phản ứng với nhiều tác nhân đến từ môi trường sống như: nấm mốc, bụi, phấn hoa….. Việc này sẽ làm người bệnh bị nghẹt mũi và nghẹt mũi sẽ làm bạn phải thở bằng miệng chính lý do này tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh khô cổ họng phát triển.
Biện pháp phòng ngừa:
Sau khi tìm được nguyên nhân bệnh họng khô là do viêm mũi dị ứng bạn có thể thực hiện một vài biện pháp khắc phục như:
- Không nên ra ngoài đường vào những hôm trời hanh khô.
- Nếu sống gần khu vực trồng hoa nên đóng cửa để tránh việc dị ứng phấn hoa.
- Cần dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên tuần 1 lần để hạn chế bụi bẩn.
- Khẩu trang là vật dụng cần thiết không thể thiếu mỗi khi ra ngoài đặc biệt là đối với những người bị viêm mũi dị ứng.
Khô cổ họng do cảm lạnh
Bị khô cổ họng là bệnh gì? Khô rát cổ họng là bệnh gì? Rất có thể nguyên nhân là do bạn cảm lạnh gây nên. Ngoài việc khô cổ họng, cảm lạnh còn kèm theo các triệu chứng khác như ho, sốt, hắt hơi, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi…..
Nên làm gì khi bị khô họng do cảm lạnh? Hiện nay có nhiều biện pháp để khắc phục và chữa trị cảm lạnh hiệu quả như:
- Sử dụng thuốc giảm đau được kê theo đơn của bác sĩ.
- Ngậm thuốc trị ho.
- Uống nước ấm hoặc trà gừng vào mỗi sáng thức dậy.
- Súc miệng và vệ sinh răng miệng bằng nước muối.
- Uống đủ nước mỗi ngày…..
- Nghỉ ngơi điều độ.
Khô họng do cảm cúm
Cảm cúm bệnh cảm thường gặp mỗi khi thời tiết thay đổi nhưng ít ai biết rằng đây chính là 1 trong những nguyên nhân gây nên bệnh khô cổ họng. Virus cúm nghiêm trọng hơn virus cảm lạnh bởi bên cạnh những biểu hiện như nghẹt mũi, khô cổ, rát cổ thì cảm cúm còn còn gây nên một vài triệu chứng như ho, sốt, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy…..
Nghỉ ngơi điều độ và uống thuốc theo đơn của bác sĩ chính là cách tốt nhất để điều trị bệnh cúm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ho có đờm kéo dài
Khô cổ họng do trào ngược dạ dày
Theo bạn, ngoài 5 lý do như trên thì bệnh khô cổ họng còn do tác động của bệnh lý nào? Rất có thể đó là do hiện tượng trào ngược dạ dày.
Đây là bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở người trưởng thành với tỷ lệ mắc từ 10 – 20%. Như chúng ta đã biết khi ăn thức ăn sẽ đi từ miệng xuống thực quản, xuống đến dạ dày nó sẽ tự động đóng lại để thức ăn không bị trào ngược lại.
Nhưng với người bị trào ngược dạ dày quy trình trên sẽ ngược lại hoàn toàn. Lúc này axit dạ dày sẽ đẩy ngược lên thực quản làm cho phần thực quản bị kích thích làm cơ thể xuất hiện một vài triệu chứng như:
- Khô họng, rát họng, cộm họng.
- Ợ chua, khó ăn.
- Buồn nôn.
- Ho khan….
Viêm amidan
Nguyên nhân cổ họng lúc nào cũng khô có thể là do bệnh viêm amidan gây nên. Những vùng viêm amidan sưng đỏ ở phía sau cổ họng làm cho họng bị khô. Ngoài khô họng nó còn xuất hiện triệu chứng:
- Khàn tiếng, khó nói, khó nuốt.
- Hôi miệng.
- Xuất hiện các chấm mủ nhỏ màu trắng hoặc vàng.
- Mệt mỏi, chán ăn.
Biểu hiệu khô cổ họng thông thường
Khô họng là hiện tượng gì hay khô cổ họng có triệu chứng gì? Nếu bạn gặp 1 trong số các dấu hiệu dưới đây thì rất có thể bạn đang bị khô cổ họng:
- Sổ mũi, ho, nghẹt mũi.
- Thở gấp, khó thở, thở khò khè.
- Không nói được to, khàn giọng, mất giọng.
- Amidan sưng đỏ…..
Cách trị khô cổ họng tại nhà hiệu quả
Tùy vào tình trạng và mức độ khô cổ để tìm ra phương pháp điều trị viêm đương hô hấp phù hợp và nếu tình trạng bệnh của bạn còn nhẹ hoặc cổ họng bị khô do môi trường gây nên thì bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách:
- Uống đủ nước mỗi ngày và thường xuyên giữ nước cho cơ thể.
- Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như chanh tươi, mật ong.
- Sử dụng nước muối để vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Nếu bị khô cổ họng do tiền sử dị ứng hoặc chất lượng không khí thì bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm để độ ẩm trong không khí tăng lên.
- Ăn uống nước ấm bởi đồ ấm tốt cho cơ thể và cũng trực tiếp làm giảm đi cảm giác khô họng, cộm và đau rát họng khi ăn.
Cách phòng ngừa khô cổ họng
Để phòng ngừa bệnh họng khô hiệu quả nhất thì hãy thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây:
- Uống nước đủ.
- Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, đồ uống lạnh hoặc nước uống có gas.
- Tránh môi trường với nhiệt độ lạnh bởi nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp của bạn.
- Nếu có bệnh mãn tính hoặc bệnh liên quan tới hô hấp hãy đến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Nếu bạn chỉ bị khô họng nhẹ hoặc do các nguyên nhân như cảm cúm, cảm lạnh thì hãy tự theo dõi tình trạng tại nhà nhưng nếu bệnh kéo dài từ 8 – 15 kèm theo những triệu chứng sau thì bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất:
- Khó nuốt, khó thở, thở gấp.
- Tức ngực, nổi dị ứng, phát ban khắp cơ thể.
- Mệt mỏi trong thời gian dài không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Sốt cao kéo dài nhiều ngày.
Khô cổ họng do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không được xử lý đúng lúc sẽ gây hiệu quả khó lường. Mong rằng bài viết trên của Heviho là hữu ích tới bạn. Cảm ơn bạn đã đón đọc, đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết