Viêm họng nên uống gì? Tổng hợp 10+ thức uống tốt nhất cho người bị viêm họng
Viêm họng nên uống gì? Để chấm dứt tình trạng đau rát cổ họng do viêm họng gây ra ngoài việc tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ thì người bệnh hoàn toàn có thể uống thêm các loại thức uống hỗ trợ điều trị tại nhà. Vậy đâu là đồ uống tốt nhất cho họng? Hãy cùng tìm hiểu thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Bị viêm họng nên uống gì?
Trà quế
Nếu bạn đang băn khoăn “viêm họng nên uống nước gì” hay “viêm họng uống nước gì hết” thì trà quế chính là gợi ý không thể hoàn hảo hơn. Quế là loại cây trồng phổ biến ở nước ta, tùy theo mục đích sử dụng bạn có thể lá quế, vỏ quế, thân quế, cành cây quế non…..để làm dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau.
Với tính ấm, vị ngọt, mùi thơm đặc trưng quế mang tới nhiều tác dụng như kháng viêm, diệt khuẩn, giữ ấm cổ họng, diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành vết thường. Chính vì thế quế luôn được áp dụng rộng rãi trong bài thuốc chữa viêm họng tại nhà nhất là tình trạng bệnh do thay đổi thời tiết gây nên.
Trà gừng
Viêm họng nên uống gì? Trà gừng thức uống xoa dịu cổ họng, giảm bớt khó chịu do viêm họng gây ra. Và trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà gừng có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus hợp bào, loại virus có khả năng lây nhiễm sang người bình thường đặc biệt là trẻ em.
Bên cạnh đó, theo đông y gừng là loại gia vị có tính ấm, vị cay đem tới công dụng tiêu đờm chỉ khái, phát tán phong hàn. Từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng đau họng đặc biệt là đau họng do thời tiết lạnh.
Ngoài việc uống trà gừng nguyên chất, để dễ uống hơn bạn cũng có thể kết hợp trà gừng với quế, chanh tươi, mật ong hoặc với cam thảo. Nên uống khi còn ấm, mỗi ngày uống từ 1 – 2 cốc duy trì cho tới khi bệnh được cải thiện.
Trà cam thảo
Ho viêm họng uống gì hết? Nếu chưa biết uống gì thì bạn có thể tham khảo bài thuốc từ cam thảo. Bởi trong cam thảo chứa thành axit glycyrrhizic giúp ngăn chặn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như bảo vệ cơ quan hô hấp trước sự tấn công của vi khuẩn. Thêm vào đó hoạt chất chống oxy hóa có trong cam thảo còn hỗ trợ thanh nhiệt, giảm đau, giảm sưng viêm cổ họng.
Cách chữa viêm họng với cam thảo:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: cam thảo, lá sen mỗi thứ 3g
- Đem hỗn hợp trên hãm lấy nước uống thay trà hàng ngày để cải thiện bệnh.
Trà xanh
Trà xanh được xem là vị cứu tinh trong việc chữa ho, đau họng, kháng khuẩn, chống viêm nhờ vào thành phần có chứa chất chống oxy hóa mạnh. Chính vì thế uống trà xanh không những loại bỏ độc tố, gốc tự do gây hại cho cơ thể mà còn giảm đau rát cổ họng, giảm khó chịu và thúc đẩy hoạt động trao đổi chất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ ho có đờm không sốt
Nước ép trái cây
Viêm họng nên uống gì? Nước ép trái cây cũng là gợi ý dành cho bạn. Với dưỡng chất và vitamin có trong nước ép sẽ xoa dịu niêm mạc cổ họng giúp làm tăng sức đề kháng của người bệnh.
Sinh tố
Cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn đặc biệt là khi cổ họng đau khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn. Việc này sẽ làm cơ thể không có đủ dinh dưỡng để chống lại vi khuẩn gây bệnh đây chính là lý do vì sao ly sinh tố sẽ là lựa chọn số 1 dành cho bạn.
Tuy nhiên không nên uống sinh tố khi còn lạnh và nên bổ sung sinh tố từ trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa như việt quất, xoài, cải bó xôi, dâu tây, cải xoăn….
Sữa tươi
Những cơn viêm họng khó chịu gây mệt mỏi do đó khi này việc quan trọng đầu tiên là bổ sung dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó bệnh mới nhanh chóng được chữa trị và phục hồi.
Sữa tươi cũng chính là giải đáp cho những ai đang thắc mắc “uống gì khi bị viêm họng”. Uống sữa tươi hàng ngày sẽ làm vết thương trong cổ họng mau chóng phục hồi cũng như giúp tăng sức đề kháng trong cơ thể người bệnh.
Nước tía tô
Viêm họng nên uống gì hay uống gì trị viêm họng? Tía tô vị thuốc nam có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung, an thai, giải độc, tiêu đờm. Đặc trưng là vị cay, tính ấm tía tô được sử dụng nhiều trong bài thuốc chữa bệnh liên quan đến hệ hô hấp như viêm họng, ho.
Để chữa bệnh với nguyên liệu dân gian này bạn chỉ cần chuẩn bị nắm lá tía tô vừa đủ rồi xay nhuyễn. Lọc bã lấy nước thu thêm nước nóng vào hòa tan và uống khi nước còn ấm chỉ sau vài ngày bạn sẽ thấy triệu chứng được cải thiện đáng kể.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân vừa bị viêm họng vừa bị tăng huyết áp do ho. Với vị đắng nhẹ mang đến tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp mát gan, hạ huyết áp, mắt sáng chính vì thế nó luôn được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm họng, cảm, đau đầu, đau mắt đỏ……Đặc biệt với tính kháng viêm, giảm đau, ngừa virus mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình điều trị khàn tiếng. Vì thế, hãy duy trì thói quen uống trà hoa cúc đều đặn mỗi ngày 2 lần vừa giúp tăng sức đề kháng, ngủ ngon lại vừa chống lại các bệnh cảm thông thường.
Chanh ấm với mật ong
Chanh ấm + mật ong là loại thức uống đầu tiên được nghĩ đến khi bị ho, đau họng. Nước chanh ấm ngoài việc xoa dịu niêm mạc cổ họng nó còn giúp tăng sức đề kháng, hơn nữa việc thêm mật ong vào sẽ hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Thuốc uống điều trị viêm họng
Viêm họng uống gì? Thuốc điều trị viêm họng là lựa chọn mang lại tác dụng cao nhất và hiệu quả nhất. Nếu áp dụng các loại thức uống gợi ý như trên không đem tới tác dụng tốt nhất bạn nên đi kiểm tra bệnh viêm đường hô hấp tại cơ sở y tế, khi này có thể người bệnh sẽ được kê đơn:
- Đau họng do trào ngược dạ dày: kê toa thuốc chẹn H2, thuốc kháng axit, thuốc PPI – thuốc bơm proton.
- Thuốc giảm sưng, giảm đau, giảm viêm: sử dụng các sản phẩm thuốc ibuprofen (như Motrin, Advil), thuốc acetaminophen.
- Một số loại kháng sinh phổ biến khác cũng có thể nằm trong chỉ định của bác sĩ như penicillin, amoxicillin và erythromycin.
Lưu ý khi chữa trị viêm họng tại nhà
Ngoài việc tìm hiểu về viêm họng nên uống nước gì thì bạn cũng nên lưu ý một vài vấn đề cơ bản dưới đây nếu muốn bệnh tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện:
- Uống nhiều nước lọc mỗi ngày: nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày đặc biệt nên uống nước ấm bởi nước ấm sẽ giúp cổ họng luôn được giữ ấm và làm loãng đờm trong cổ họng.
- Tránh tiếp xúc quá nhiều với môi trường bị ô nhiễm, khói bụi. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thường xuyên thì hãy trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết để ngăn ngừa bệnh.
- Súc họng, súc miệng bằng nước muối ít nhất 3 lần/ngày
- Hạn chế uống đồ uống chứa cồn, chất kích thích như bia, rượu bởi nó có thể làm tình trạng viêm họng thêm nặng hơn.
Khi thấy bệnh ngày càng nghiêm trọng cùng với đó là triệu chứng nhức đầu, ho sốt. Hãy đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các biến chứng nặng sau:
- Khó ăn, nuốt thấy đau, vướng cổ họng thậm chí không thể nuốt.
- Tình trạng đau ngày càng tăng, đau dai dẳng trong nhiều ngày.
- Trong cổ họng có đốm trắng hoặc vàng
- Sốt hoặc phát ban khắp người
- Khó thở
- Cơ thể có dấu hiệu mất nước như khô môi, khô miệng, nước tiểu có màu lạ…..
Ngoài thức uống trên người bệnh cũng có thể tham khảo sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho, viêm họng được chiết xuất từ thảo dược như Heviho. Bộ đôi viên uống và siro Heviho được bào chết từ tự nhiên điển hình phải kể tới cát cánh, xuyên bối mẫu, xạ can…. hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm thanh quản, giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng, tiêu đờm.
Đặc biệt với thành phần kẽm gluconat có trong sản phẩm siro Heviho còn mang đến tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ em trên 6 tháng tuổi. Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như đối tượng sử dụng phù hợp hãy liên hệ đến tổng đài 1800 1208 để được giải đáp chi tiết nhất.
Mong rằng những thông tin chia sẻ trên của Heviho sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “viêm họng nên uống gì” cũng như biện pháp để giảm nhanh đau họng tại nhà. Đặc biệt nước uống không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh vì thế nếu thấy cơ thể có bất cứ thay đổi nào nên chủ động đến bác sĩ để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân, phương pháp điều trị đặc hiệu.
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết