Viêm họng mủ có tự khỏi không? 3 cách điều trị tại nhà bạn có thể tham khảo
Viêm họng mủ là gì? Viêm họng có mủ nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu của bệnh viêm họng mủ như thế nào? Viêm họng mủ có tự khỏi được không? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nếu bạn muốn biết chính xác câu trả lời của những thắc mắc này nhé.
Viêm họng mủ là gì?
Viêm họng mủ (hay còn được gọi là viêm họng có mủ) là bệnh lý về đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra.
Viêm họng có mủ thường làm cho người bệnh bị viêm họng kéo dài, vùng niêm mạc ở thành họng bị viêm nhiễm và phình lên thành những hạt (hoặc có mủ). Thường hơi thở của người bị viêm họng mủ sẽ có mùi hôi khó chịu, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt.
Nguyên nhân bị viêm họng mủ
Viêm họng có mủ xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất mà bạn cần nắm rõ.
Các nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng mủ
- Do chủ quan: Khi bị viêm họng nhẹ, người bệnh chủ quan không điều trị dứt điểm hoặc điều trị kịp thời khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, chuyển sang viêm họng mạn tính, xuất hiện nhiều tổn thương hóa mủ trong miệng.
- Do bệnh viêm xoang mạn tính: Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng viêm họng có mủ mà bạn nên biết. Cụ thể: Dịch mủ tắc nghẽn do viêm xoang gây ra có thể chảy xuống cổ họng và từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập, gây ra bệnh.
- Do virus: Một số loại virus gây ra viêm họng có mủ có thể kể đến như virus cúm, virus thủy đậu, virus sởi...
- Do vệ sinh: Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên là điều cần thiết. Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh răng miệng và đúng cách sẽ có thể vô tình khiến các loại vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển trong vùng miệng, họng, từ đó gây ra viêm họng mủ.
- Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không điều độ, thiếu khoa học, không đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng mủ. Khi đó, nó sẽ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (khiến hệ miễn dịch không đủ khỏe) để chống lại các tác nhân gây bệnh viêm họng mủ.
- Do ăn đồ cay chua nóng: Việc ăn quá nhiều đồ chua cay nóng cũng có thể có nguy cơ bị viêm họng có mủ đấy.
- Do sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng có mủ đấy. Bạn cần dừng lại ngay nếu như không muốn bản thân mắc viêm họng mủ.
- Do môi trường ô nhiễm: Việc sống trong môi trường ô nhiễm hay những vùng có khí hậu thay đổi thất thường cũng có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh viêm họng có mủ. Hãy vệ sinh nơi ở và dùng những biện pháp khắc phục tốt nhất để phòng tránh tình trạng bệnh nhé.
- Do tiếp xúc với dịch tiết người bệnh: Việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hay nước bọt của người bệnh viêm họng mủ cũng có thể bị viêm họng mủ.
Ngoài ra, dị ứng phấn hoa và sử dụng một số loại thực phẩm, hóa chất độc hại... cũng có thể bị viêm họng mủ.
>>> Xem thêm: Xuyên bối mẫu
Triệu chứng của viêm họng có mủ
Người bị viêm họng có mủ, nhất là ở trẻ nhỏ thường có những dấu hiệu khá rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên, người bệnh thường chủ quan và không để ý kỹ tới, đôi khi có thể gây nguy hiểm. Thực tế, viêm họng có mủ chảy ở trẻ là bệnh cần phải hết sức cảnh giác bởi khả năng biến chứng của nó khá cao. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết mắc viêm họng mủ mà bạn cần biết:
- Người bệnh bị ho khan, ho có đờm, triệu chứng sẽ thấy rõ và nặng hơn vào ban đêm.
- Khi soi họng sẽ thấy có chấm mủ, sưng bỏ.
- Cổ họng bị ngứa, có kèm dịch mủ.
- Hơi thở của người bệnh có mùi hôi khó chịu.
- Họng đau rát, sưng đỏ, khó ăn, khó nuốt.
- Người bệnh có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn.
- Có thể xuất hiện cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột (khoảng 39 - 40 độ C).
- Người bệnh có thể bị khàn tiếng, mất tiếng, thở bằng miệng khi ngủ, thở khò khè.
- Nếu bị nặng, người bệnh có thể xuất hiện hạch, ấn vào là thấy đau.
Viêm họng mủ có tự khỏi được không?
Theo các chuyên gia, viêm họng mủ là một trong những bệnh viêm đường hô hấp không thể tự khỏi được, cần phải được điều trị đúng cách thì mới có thể hết bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
- Nhiễm trùng lan tỏa: Vì cấu trúc của vùng tai, mũi, họng là thông nhau nên khi họng bị viêm nhiễm sẽ có thể gặp các biến chứng liên quan đến tai, mũi (viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa...).
- Biến chứng đường thở: Có thể khiến vùng quanh amidan bị viêm tấy, viêm họng hốc mủ, áp xe thành họng hoặc thậm chí là viêm phổi...
- Biến chứng khác: Có thể bị viêm cầu thận, nhiễm trùng máu, thấp khớp... thậm chí là ung thư vòm họng.
Tóm lại, viêm họng có mủ là bệnh lý rất nguy hiểm, dễ lây lan, không thể tự khỏi được, có thể để lại biến chứng và cần được điều trị đúng cách. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ, bệnh sẽ có thể nặng hơn và dẫn đến nhiều trường hợp không tốt.
Vậy cách điều trị và phòng tránh viêm họng có mủ ra sao? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp ở phần dưới đây nhé.
Cách điều trị và phòng tránh viêm họng có mủ
Khi nhận thấy mình đã bị viêm họng có mủ, tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý: Do bệnh viêm họng mủ rất nguy hiểm, bạn không tự ý mua thuốc mà không có sự tư vấn từ bác sĩ. Nếu điều trị không đúng cách, bệnh sẽ dễ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo hỗ trợ điều trị viêm họng mủ như sau:
Củ cải trắng
Đây là loại củ có đặc tính chống xung huyết, đồng thời, nó còn mang đến khả năng chống các nguyên nhân gây ra dị ứng đường hô hấp, có thể bảo vệ lớp lót mềm bên trong họng khỏi nhiễm trùng. Bạn có thể kết hợp củ cải trắng với mật ong để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng có mủ bằng cách như sau:
Củ cải trắng đem gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Tiếp theo, bạn trộn củ cải vừa thái với 2 thìa cà phê mật ong, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bát lại rồi để đến sáng hôm sau là có thể dùng được. Khi dùng, bạn cần chắt lấy nước cốt của nó rồi pha cùng với một chút nước lọc ấm, uống khoảng 2 - 3 lần/ngày.
Củ cải trắng giảm tình trạng viêm họng mủ tại nhà
Lá xương sông
Theo đó, cây xương sông từ lâu được biết đến với công dùng hỗ trợ điều trị viêm họng khá tốt. Cây xương sông có tính bình, vị cay, có thể khu phong, trù thấp, thông kinh hoạt lạc. Cách thực hiện cũng khá đơn giản.
>>> Đọc thêm: Sốt viêm họng
Bạn rửa sạch lá xương sông, đem phơi khô rồi nấu thành nước để uống hằng ngày. Nó có thể giúp người bệnh viêm họng mủ khỏi bệnh đấy.
Sử dụng lá xương sông điều trị bệnh viêm họng mủ
Quất + mật ong
Đây là hai nguyên liệu rất quen thuộc với mỗi chúng ta phải không nào? Bạn không nghe nhầm đâu! Quất và mật ong có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng có mủ đấy. Cách thực hiện như sau:
Quất bạn đem rửa sạch rồi trộn cùng chút mật ong, đem hấp cách thủy trong khoảng 10 - 15 phút. Sau 10 - 15 phút, bạn đem chắt lấy nước cốt rồi dùng chúng pha với chút nước ấm. Mỗi khi thấy đau họng, bạn chỉ cần uống một chút là thấy họng của mình nhẹ dịu hơn rất nhiều đấy.
Hỗn hợp mật ong, quất làm giảm các triệu chứng của viêm họng mủ
Lưu ý: Những thông tin chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết viêm họng mủ là gì rồi. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của Heviho!
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết