Viêm họng cấp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bệnh viêm họng cấp là thể bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc vào thời điểm giao mùa trong năm. Bệnh không khó để chữa nhưng nếu để bệnh kéo dài quá lâu sẽ dễ chuyển sang thể mạn tính từ đó gây nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Và để hiểu hơn về bệnh cũng như triệu chứng thường gặp của bệnh đừng bỏ qua những thông tin có trong bài viết dưới đây.
Viêm họng cấp tính là gì?
Viêm họng là tình trạng cổ họng bị viêm do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Cổ họng đau rát, khó chịu, đỏ, ngứa kéo dài trong khoảng từ 1 - 2 tuần. Bệnh thường bộc phát nhanh xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa với ba dạng chính: viêm họng đỏ, viêm họng có giả mạc, viêm họng loét.
Viêm họng đỏ
Viêm họng đỏ là biểu hiện cổ họng sưng đỏ toàn bộ niêm mạc họng, có thể xuất hiện mủ. Đây cũng là triệu chứng sớm của các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Bệnh xuất hiện nhiều sau đợt cảm cúm kèm theo sốt nhẹ, cổ có hạch sưng đau, nuốt đau.
Viêm họng loét
Viêm họng loét xảy ra khi niêm mạc họng bị mất chất. Có hai loại viêm họng loét thường gặp là:
Viêm loét thượng bì
- Viêm họng zona: kèm theo bóng nước ở màn hầu, một phần của vị trí thần kinh hàm trên, tại trị amidan.
- Viêm họng herpes: cơ thể có nốt như bệnh sởi rồi chuyển sang bóng nước, vỡ ra để lại vết loét. Có thể vết loét có màu trắng ngà, màu vàng.
- Pemphigus: những vùng bong bóng có thể chứa màu hoặc chứa dịch.
Viêm loét hoại tử
- Viêm họng cấp hoại thư thứ phát: gặp nhiều ở bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc sức đề kháng yếu.
- Viêm họng thể Moure: những vết hoại tử trên vùng amidan kéo dài khoảng 10 ngày có thể tự hết.
- Schultze: kèm theo hạch sưng to, nhiễm trùng vết loét hoặc amidan hoại thư.
Viêm họng có thể xảy ra ở mọi đối tượng với 3 loại viêm họng có giả mạc, viêm họng đỏ, viêm họng loét
Viêm họng có giả mạc
Viêm họng cấp có giả mạc gồm có viêm họng trong bạch cầu cấp, viêm họng bạch hầu, viêm họng vincent, viêm họng SIDA, viêm họng do bạch cầu đơn nhân.
- Viêm họng Vincent: giả mạc họng màu trắng xám, có vết loét hoại tử đặc biệt là có giả mạc khu trú tại 1 bên của amidan họng.
- Viêm họng bạch hầu: giả mạc có thể màu trắng, xám hơi dính, nó có thể lan sang bộ phận khác như thanh quản, màn hầu, vùng trụ amidan.
- Viêm họng trong bệnh bạch cầu đa sinh cấp: có vết loét và kèm theo xuất huyết.
- Viêm họng do SIDA: bệnh đặc trưng những vết nhiễm trùng cấp thời gian trung bình trên 8 tuần, có giả mạc màu trắng nhạt và thành họng phía sau bị viêm nhẹ.
- Viêm họng trong bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng: vết giả mạc có mủ, có mùi hôi, vị trí bị loét có xu hướng bị hoại tử.
>>> Xem thêm: Viêm họng mủ
Nguyên nhân viêm họng cấp tính
Bệnh viêm họng mãn tính hay cấp tình đều do vi khuẩn hoặc virus gây nên nhưng đa số nguyên nhân mắc bệnh do virus gây nên sẽ phổ biến hơn.
Trong đó các loại virus gây viêm họng cấp thường là Enterovirus, Adenovirus, Herpangia, Herpes simplex (HSV), Coxsackie A16, Virus sởi. ‘
Các loại vi khuẩn gây bệnh thường là: vi khuẩn bạch cầu, vi khuẩn Fusobacterium Necrophorum, liên cầu khuẩn nhóm A, vi khuẩn lậu cầu, vi khuẩn Arcanobacterium
Dấu hiệu viêm họng cấp
Hầu hết các ca mắc bệnh đều biểu hiện chung triệu chứng do đó không khó để nhận biết dấu hiệu của người đang bị viêm họng cấp tính. Cụ thể:
- Bệnh nhân sốt cao đặc biệt là với trẻ em. Sốt có thể lên tới 40 độ C.
- Đau họng: Đặc trưng của viêm họng là đau họng, họng sưng và khó nuốt thức ăn kể cả khi uống nước hoặc nuốt nước canh người bệnh cũng cảm thấy đau.
- Ho: có thể ho khan hoặc ho có đờm
- Khàn tiếng, nghẹt mũi trong vài trường hợp bệnh nặng còn khiến người bệnh mất giọng, giọng khàn nói không rõ câu.
- Amidan sưng đỏ.
- Hạch ở cổ sưng to
- Nôn hoặc có biểu hiện buồn nôn.
Bệnh gây sưng họng, đau họng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh
Viêm họng cấp có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm họng cấp kéo dài trong nhiều ngày không được chữa trị kịp thời rất dễ chuyển sang thể mãn tính hoặc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Có thể bệnh sẽ dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh còn để lại nhiều hệ quả khác điển hình như:
- Viêm gan, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm cơ (gặp nhiều ở bệnh nhân nhiễm Adenovirus).
- Áp xe sau thành họng.
- Viêm cơ tim, viêm màng não.
- Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm xương chũm.
Cách điều trị viêm họng cấp đơn giản, hiệu quả
Để chẩn đoán chính xác nhất về bệnh thông thường bác sĩ sẽ phải cân nhắc dựa trên nguyên nhân và triệu chứng bệnh nhân gặp phải. Để chính xác hơn người bệnh còn phải làm một số cuộc xét nghiệm như xét nghiệm máu, nuôi cấy vi khuẩn…..Sau khi nhận được kết quả cuối cùng thì bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.
>>> Đọc thêm: Mẹo chữa khàn tiếng cho bé
Chữa bệnh bằng thuốc
Để giảm triệu chứng khó chịu của bệnh các bác sĩ có thể sẽ chỉ định đơn thuốc để điều trị bệnh đặc biệt là bệnh do vi khuẩn gây nên ví dụ như thuốc kháng sinh Penicillin hoặc Amoxicillin. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc không kê đơn bởi nó có thể gây ra hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe. Ngoài kháng sinh một vài loại thuốc thường được kê đơn như:
- Thuốc xịt họng chứa thành phần khử trùng và gây tê.
- Thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau để giảm bớt triệu chứng và cảm giác mệt mỏi của bệnh.
- Súc miệng bằng dung dịch súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch răng miệng, khoang họng. Làm dịu niêm mạc họng và với tác dụng sát trùng cao trong nước súc miệng còn ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vô cùng hiệu quả.
Thuốc kháng sinh được kê đơn để là giảm bớt triệu chứng đau họng, sưng họng
Phẫu thuật họng
Phẫu thuật họng sẽ áp dụng đối với đối tượng gặp biến chứng viêm họng cấp nặng do không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc thông thường. Nhất với bị áp xe thành họng, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật dẫn lưu ngay khi thấy ổ áp xe lâm sàng hoặc ổ áp xe ngay khi chẩn đoán hình ảnh thông qua chụp cắt lớp CT.
Áp dụng mẹo chữa đau họng tại nhà
Đẩy lùi tình trạng bệnh hiệu quả thì không thể bỏ qua các mẹo dân gian, cụ thể:
- Ngậm nước muối: cách này sẽ hỗ trợ giảm bớt vi khuẩn trong miệng, họng. Mỗi ngày nên duy trì thói quen súc miệng vào sáng và tối trước khi đi ngủ hoặc có thể súc ngay khi thấy họng khô rát, ho nhiều.
- Uống mật ong: Mật ong có thể sử dụng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ trong quá trình điều trị và khắc phục bệnh viêm họng cấp.
- Uống trà thảo dược ấm: nhiều loại trà có tác dụng tốt giúp xoa dịu niêm mạc cổ họng mà người bệnh nên uống như trà bạc hà, trà hoa cúc, trà quế, trà gừng. Tất cả thức uống trên không chỉ giúp cải thiện đau họng, nghẹt mũi mà nó còn làm sạch đường thở cho người bệnh.
- Xông hơi bằng tinh dầu: sử dụng tinh dầu biện pháp tối ưu dành cho những ai đang mắc viêm họng. Các loại tinh dầu trong bạc hà, sả, gừng đều mang đến công dụng kháng viêm, ngăn ngừa nghẹt mũi từ đó mang tới cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Ngoài ra, Heviho dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị ho, viêm họng có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên vô cùng an toàn và lành tính cũng là gợi ý hoàn hảo cho những ai đang mong muốn cải thiện, ngưa ngừa bệnh viêm đường hô hấp ngay tại nhà. Bộ đôi viên uống, siro Hevido mang đến công dụng mạnh mẽ trong việc hỗ trợ phục hồi niêm mạc họng, hạn chế tổn thương và ngăn ngừa tái bệnh hiệu quả. Đặc biệt thành phần kẽm gluconat chứa trong siro ho Heviho còn giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể nhất là với trẻ em trên 6 tháng tuổi. Để hiểu hơn về sản phẩm cũng như liều dùng phù hợp hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1800 1208 để nhận được tư vấn chi tiết nhất.
Một vài lưu ý khi bị viêm họng cấp
Không chỉ tuân thủ theo các biện pháp chữa trị như trên nhưng trong quá trình điều trị bệnh, để nhanh chóng cải thiện bệnh cũng như giảm bớt tình trạng khó chịu do bệnh gây nên bệnh nhân cần chú ý đến việc nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hàng ngày:
- Uống nhiều nước, ăn đồ ăn mềm hoặc đồ ăn lỏng như cháo, súp để giảm tác động lên niêm mạc họng, giảm đau họng, giảm ho.
- Nghỉ ngơi điều độ, luôn giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ họng nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
- Uống mật ong kết hợp với gừng để làm dịu cổ họng. Hoặc ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều gừng, mật ong trong thời gian bị bệnh.
Trà gừng mật ong thức uống tốt cho người bị viêm họng
Ngoài ra nếu bạn không chăm sóc bản thân, kiêng khem đúng mực thì rất dễ làm cho bệnh trở nặng và quá trình điều trị thêm khó khăn hơn. Một trong tác nhân đó phải kể tới như:
- Ăn nhiều đồ ăn cứng, giòn như ngũ cốc, bánh quy.
- Ăn hoa quả, trái cây chứa hàm lượng axit cao như cam, bưởi, chanh.
- Ăn đồ ăn nhiều gia vị cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, món ăn xào đây đều là món ăn khiến cổ họng thêm kích ứng.
- Tránh uống đồ uống chứa cồn và caffeine.
- Hạn chế ăn thực phẩm có thành phần gây dị ứng cổ họng như lạc, thức ăn cay nóng….
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày để giảm bớt sự tấn công của vi khuẩn vào sâu bên trong niêm mạc họng.
Nhìn chung trường hợp bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi khuẩn gây nên thường gặp nhiều hơn so với vi khuẩn. Tuy nhiên chúng đều để lại hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh đặc biệt là với trẻ nhỏ. Chính vì thế ngay khi thấy cơ thể có biểu hiện khác thường nên chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, thăm khám và tìm ra liệu trình điều trị phù hợp để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết