Thuốc trị khàn tiếng nhanh khỏi và an toàn nhất
Khàn tiếng là tình trạng bệnh phổ biến và rất dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trên thị trường cũng có rất nhiều các loại thuốc trị khàn tiếng khác nhau cho bạn chọn lựa điều trị. Tuy nhiên, chọn mua và uống thế nào cho hợp lý và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Vậy thì hãy để Heviho giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây.
Khàn tiếng là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Bệnh khàn tiếng hay còn gọi là viêm thanh quản, là tình trạng giọng nói bị khàn đặc, không còn trong trẻo như lúc đầu do viêm hoặc sưng phần thanh quản. Làm cho cổ họng cảm thấy đau và khó chịu, có thể xuất hiện ho do cảm giác cần hoặc do kích thích cổ họng. Trong một số trường hợp nặng, giọng nói có thể biến mất hoàn toàn.
Nguyên nhân chính của bệnh khàn tiếng có thể là:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Ví dụ như cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.
- Sử dụng giọng nói quá mức hoặc sai cách: Thường xảy ra ở người sử dụng giọng nói trong thời gian dài hoặc không hợp lý, như người nói tiếng quá to, ca sĩ, MC,…
- Tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc hóa chất: Hít phải khói thuốc lá, chất gây dị ứng, bụi bẩn, ô nhiễm,…
- Các vấn đề về dây thanh quản: Bao gồm chấn thương, polyp thanh quản, bị mất giọng hoặc tổn thương vùng thanh quản.
Thông thường, tình trạng khàn tiếng sẽ tự khỏi sau vài ngày cho giọng nói nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một số trường hợp bị mãn tính nên chú ý cẩn thận vì có thể mất giọng vĩnh viễn. Cùng với việc nghỉ ngơi, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc trị khàn tiếng để điều trị kịp thời.
Khản tiếng uống thuốc gì?
Nếu bạn đang gặp vấn đề về giọng nói như khản tiếng, trước tiên, cần nhấn mạnh rằng việc tự uống thuốc không phải lúc nào cũng là giải pháp đúng đắn. Để xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị phù hợp, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn chi tiết.
>>> Đọc thêm: Ho gà
Thuốc Tây y trị khản tiếng
Thuốc Tây được chỉ định sử dụng trong các trường hợp cấp tính. Dưới đây là một số loại thuốc mà có thể được sử dụng trong điều trị các vấn đề về giọng nói như khản tiếng:
Thuốc kháng sinh
Được sử dụng khi khản tiếng do nhiễm trùng vi khuẩn. Phổ biến nhất là hai nhóm kháng sinh là beta-lactam và macrolid.
Thuốc kháng viêm
Được sử dụng để giảm viêm và sưng trong thanh quản. Các loại thuốc này có thể bao gồm corticosteroid uống hoặc xịt thanh quản.
Thuốc chống dị ứng
Nếu khản tiếng do dị ứng, các thuốc chống dị ứng có thể được sử dụng để giảm triệu chứng và giúp cải thiện giọng nói. Tiêu biểu như: Thuốc chống viêm corticoid, alphachymotrypsin, thuốc chống dị ứng kháng histamin.
Thuốc giảm đau
Nếu có cảm giác đau và khó chịu khi bị khản tiếng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc acetaminophen.
Thuốc long đờm
Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc giúp làm loãng đờm như Acetylcystein, Bromhexin,… trong trường hợp bạn xuất hiện các triệu chứng đi kèm như ho đờm, cảm thấy vướng họng, khó chịu,…
Chữa khản tiếng mất giọng bằng thuốc nam
Đối với các trường hợp bị khản tiếng lâu và kéo dài, dùng thuốc Tây chưa mang lại hiệu quả rõ rệt, mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể như gan, thận,…Khi đó, rất nhiều người bệnh tìm đến các bài thuốc nam để điều trị viêm đường hô hấp cho an toàn và lâu dài hơn.
Tiêu biểu như:
Bài thuốc 1
- 10g mỗi vị: Kha tử, liên kiều, mạch môn đông, ngưu bàng tử.
- 6g mỗi vị: thuyền thoái, xuyên khung, cam thảo, bạc hà
- 12g: núc nác
Đem sắc, uống 3 lần/ngày, áp dụng cho trường hợp bị khản tiếng do phong nhiệt, sưng đau họng.
Bài thuốc 2
- 12g: Sa sâm
- 10g mỗi vị: huyền sâm, bạch quả, câu kỷ tử, mạch môn đông, bạc hà, đan bì, cam thảo.
Đem sắc đặc, ngậm nuốt lấy nước từ từ. Uống 3-4 lần/ngày, áp dụng cho tình trạng khản tiếng, đau rát, có đờm.
Bài thuốc 3
- 8g mỗi vị: Tiền hồ và cát cánh
- 6g mỗi vị: tô diệp, trần bì, thuyền thoái
- 4g: cam thảo
- 10g: hạnh nhân.
Uống trong ngày, áp dụng cho tình trạng khản tiếng vì phong hàn, đau rát, sốt.
Ngoài việc dùng các loại thuốc Tây hay thuốc nam trên để trị khàn tiếng, bạn có thể sử dụng hỗ trợ thêm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro Heviho. Sản phẩm phù hợp với trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết. Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
Với các thành phần như Cao Xạ Can, Cao Cát cánh, Cao Mạch môn, Cao Cam thảo,…hoàn toàn tự nhiên nên đảm bảo an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. Hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh khàn tiếng, giúp làm ấm họng, giải cảm, giảm ho, long đờm, tăng cường sức đề kháng của trẻ. Hỗ trợ giảm đau rát họng do ho kéo dài, do viêm đường hô hấp trên.
Thuốc trị khàn tiếng có tác dụng phụ không?
Như đã nói ở trên, tình trạng khàn tiếng thường sẽ thuyên giảm trong vòng từ 1-2 tuần, trừ trường hợp các bệnh lý khác, khi ấy bạn cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Các loại thuốc trị khàn tiếng đều có tác dụng phụ nhất định nếu không được sử dụng đúng cách. Tác dụng phụ này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại thuốc và cơ địa của người sử dụng. Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến có thể xảy ra:
- Buồn nôn và nôn mửa: Một số loại thuốc có thể gây ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
- Tiêu chảy: Một số người dùng thuốc có thể gặp vấn đề về tiêu hóa, gây ra tiêu chảy.
- Dị ứng: Có người có thể phản ứng dị ứng với một số thành phần trong thuốc, gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng môi, mặt hoặc cổ.
- Tác dụng đối với hệ tim mạch: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, gây ra nhịp tim không đều, tăng huyết áp hoặc các vấn đề khác liên quan đến tim.
- Tác dụng đối với hệ thần kinh: Một số thuốc có thể gây ra các vấn đề về hệ thần kinh như chóng mặt, hoa mắt.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất
Các lưu ý khi uống thuốc chữa khàn tiếng mất giọng
Khi uống thuốc trị khàn tiếng, hãy lưu ý các điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị:
Tư vấn bác sĩ
Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đưa ra chẩn đoán chính xác và phù hợp.
Tuân theo hướng dẫn
Không tự ý tăng liều hoặc sử dụng thuốc theo cách không đúng chỉ định.
Kiểm tra thành phần
Kiểm tra kỹ thành phần của thuốc để đảm bảo không gặp phải bất kỳ chất dị ứng nào.
Tương tác thuốc
Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy thông báo cho bác sĩ để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Theo dõi tác dụng phụ
Nếu bạn cảm thấy bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ.
Không sử dụng quá mức
Không sử dụng quá liều hoặc sử dụng thuốc thường xuyên hơn liều lượng được quy định, trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ.
Điều chỉnh lối sống
Hạn chế hút thuốc và uống cồn, tránh hóa chất gây kích ứng đường hô hấp, và giữ cho cơ thể luôn ẩm ướt bằng cách uống đủ nước.
Thuốc trị khàn tiếng được bán nhiều trên thị trường, tuy nhiên thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày nên bạn không cần quá lo lắng. Với tình trạng nguy hiểm khi tiềm ẩn các bệnh liên quan như ung thư thì cần điều trị kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng. Hãy xử lý khàn tiếng sớm để tự tin thoải mái trong giao tiếp nhé!
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết