Ho có đờm xanh là cảnh báo tình trạng sức khỏe gì
Ho có đờm xanh là dấu biết cảnh báo của một số bệnh lý về đường hô hấp do nhiễm trùng vi rút hoặc vi khuẩn gây ra khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy ho có đờm xanh lâu ngày là cảnh báo của bệnh lý gì và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
Ho có đờm xanh là dấu hiệu của bệnh lý nào?
Màu của đờm thường thay đổi tùy thuộc vào sự có mặt của vi khuẩn, vi rút, các tế bào miễn dịch như bạch cầu hoặc các yếu tố từ môi trường. Ho có đờm xanh vàng hoặc ho có đờm xanh đặc thường cho biết cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng. Màu xanh của đờm chủ yếu xảy ra do một loại enzyme gọi là myeloperoxidase, được tiết ra bởi các tế bào bạch cầu khi chúng chống lại nhiễm trùng trong đường hô hấp.
Nguyên nhân trực tiếp nhất của việc đau họng ho có đờm xanh là do nhiễm trùng vi khuẩn, như viêm phế quản, viêm xoang hay là viêm phổi,…Những bệnh lý này thường đi kèm với các dấu hiệu đặc trưng như sốt cao, ho dai dẳng không khỏi, khó chịu ở ngực, khó thở và mệt mỏi.
Viêm phế quản
Viêm phế quản thường liên quan đến việc hút thuốc hoặc tiếp xúc quá nhiều với các chất ô nhiễm môi trường, gây viêm phổi và đường hô hấp dẫn đến tiết các chất nhầy. Trường hợp viêm phế quản kéo dài trên 3 tháng kèm theo ho có đờm kéo dài thì thường ho có đờm xanh vàng.
Viêm xoang
Viêm xoang là một tình trạng bệnh lý đặc trưng do xoang bị viêm và có thể xảy ra do virus, dị ứng hoặc vi khuẩn. Viêm xoang thường đi kèm với các triệu chứng như sổ mũi, đường mũi bị viêm, đau đầu mãn tính và mệt mỏi. Viêm xoang xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn thường biểu hiện dưới dạng ho có đờm xanh, nghẹt mũi, chảy dịch mũi và tăng áp lực trong hốc mũi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ho có đờm vàng
Viêm phổi
Viêm phổi là một biến chứng do một vấn đề về hô hấp gây ra. Người bệnh có thể nhận thấy rằng bản thân đang ho có đờm xanh đặc, vàng hoặc đỏ khi đang bị viêm phổi. Màu đỏ có thể là do có máu trong đờm.
Các triệu chứng và tình trạng sức khỏe mà người bệnh gặp phải sẽ phụ thuộc vào loại viêm phổi mắc phải. Tất cả các loại viêm phổi đều có chung một số triệu chứng như ớn lạnh, sốt, ho không kiểm soát được và khó thở.
Bệnh xơ nang
Không giống như nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút, một nguyên nhân khác gây ra đờm xanh là bệnh xơ nang, là rối loạn di truyền ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và tiêu hóa. Người bệnh thường sẽ ho có đờm màu xanh vàng, dày và dính. Các triệu chứng liên quan khác có thể bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, ho dai dẳng và rối loạn tiêu hóa.
Các cách điều trị cho ho có đờm xanh
Để điều trị ho có đờm xanh, trước tiên bệnh nhân cần chữa khỏi tình trạng viêm đường hô hấp. Một số phương pháp được nhiều người áp dụng như:
Điều trị bằng thuốc
Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây viêm họng ho có đờm xanh được phát hiện là do nhiễm trùng vi khuẩn, bác sĩ thường chỉ định một đợt kháng sinh để chống lại và giảm thiểu nhiễm trùng.
Nếu nguyên nhân gây ra đau họng ho có đờm xanh là vấn đề tái phát hoặc xảy ra do tình trạng mãn tính như viêm phế quản mãn tính hoặc xơ nang, bác sĩ thường sẽ lập một kế hoạch điều trị nhằm kiểm soát tình trạng bệnh lý. Thông thường sẽ gồm các loại thuốc kê đơn, điều chỉnh lối sống và thăm khám thường xuyên.
Thuốc long đờm, tiêu nhầy: Thuốc có tác dụng làm long tiết dịch từ niêm mạc khí quản, phế quản do làm thay đổi cấu trúc giảm độ nhớt và độ quánh của đờm. Từ đó khiến cho đờm di chuyển và tống ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn. Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không nên lạm dụng.
Điều trị không dùng thuốc
Súc miệng bằng dung dịch nước muối
Súc miệng bằng dung dịch nước ấm và muối có thể giúp làm dịu cổ họng bị viêm. Thực hiện nhiều lần trong ngày để nhanh khỏi tình trạng ho có đờm xanh nhé.
Uống nhiều nước
Giúp làm loãng đờm tích tụ trong ngực, khiến đờm dễ dàng tống xuất ra khỏi cơ thể. Thông thường người bệnh có thể kết hợp nước, trà thảo dược hay trong chế độ ăn uống thường thì dùng nước ấm để uống.
>>> Đọc thêm: Kẽm gluconat - Tăng cường miễn dịch, chống viêm, giảm ho
Giữ gìn vệ sinh
Giữ gìn, dọn dẹp môi trường sống xung quanh thường xuyên để tránh các tác nhân gây bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây các bệnh lý về đường hô hấp.
Chế độ ăn uống khoa học
Bổ sung nhiều rau củ sạch và hoa quả vào chế độ ăn uống để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng khỏi bệnh. Các loại rau cải xanh như bông cải xanh, rau bina. Các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A. Chanh, gừng, mật ong và tỏi được các chuyên gia khuyến cáo là tốt cho người ho đờm. Tránh ăn các thực phẩm tanh như tôm, cua,…làm kéo dài tình trạng ho có đờm xanh lâu ngày hơn. Hạn chế ăn các thực phẩm chiên, xào, dầu mỡ vì sẽ làm tăng tiết nhầy.
Không hút thuốc lá: Không được hút và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc.
Hít hơi nước: Hít hơi nước bằng cách thêm một số loại tinh dầu chọn lọc như tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu đinh hương vào nước sôi có thể giúp làm loãng đờm và giảm bớt tắc nghẽn. Hít hơi nước nóng bằng cách úp đầu vào bát nước nóng và trùm khăn lên đầu hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng.
Sử dụng Siro ho từ thảo dược: Trên thị trường hiện nay, có vô số sản phẩm siro ho, nhưng Siro Heviho vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh bởi thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, vừa giúp giảm triệu chứng ho có đờm xanh, đau rát cổ họng hiệu quả, vừa chống viêm mạnh mẽ, giảm khả năng tăng nặng xuống đường hô hấp dưới và hạn chế tái phát.
Ho có đờm xanh thường xuất hiện khi cơ thể đang chống lại tác nhân nhiễm trùng xâm nhập vào đường hô hấp, là dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên đi khám bệnh sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm về đường hô hấp. Để điều trị bệnh hiệu quả thì ngoài dùng thuốc, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc hiệu quả để nhanh chóng khỏi bệnh nhé.
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết