Ho có đờm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi. Tình trạng bệnh kéo dài không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu mà nó còn cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy ho có đờm là gì? Vì sao ho có đờm kéo dài nhiều ngày không khỏi? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ho có đờm là bệnh gì?
Đờm nằm trong chất tiết của hệ hô hấp, thông thường nó sẽ được tiết từ khí quản, phế quản, hốc mũi, xoang hàm trán hoặc họng. Đờm không chỉ bao gồm hồng cầu, bạch cầu mủ, chất nhầy mà nó còn chứa cả virus, vi khuẩn xâm nhập từ đường hô hấp. Do đó, đối với người bình thường đờm sẽ được nuốt sau đó đào thải qua thực quản sau đó ra khỏi cơ thể theo cơ quan tiêu hóa.
Nhưng đối với trường hợp người bệnh, lượng đờm trong cơ thể quá nhiều khi đi qua cổ họng sẽ đẩy ra bên ngoài cơ thể thông qua phản xạ ho.
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng và mức độ bệnh đờm sẽ có đặc điểm, độ nhầy và màu sắc khác nhau. Ví dụ đờm có mủ, đờm nhầy, đờm có máu, đờm thanh, đờm bã đậu…..
Nguyên nhân gây ho có đờm ở người lớn
Sự tấn công của vi khuẩn
Khi vi khuẩn, virus ho gà, virus cúm, virus thủy đậu….xâm nhập vào cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Trong trường hợp này, các cơ quan bảo vệ của hệ hô hấp sẽ hoạt động mạnh hơn bao gồm đại thực bào, tế bào bạch cầu đa nhân, mono bào để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Lúc này, phản ứng viêm sẽ gây tăng tiết dịch đờm và đờm này sẽ chứa trong tế bào bạch cầu, xác vi khuẩn hoặc dịch tiết của đường hô hấp.
>>> Xem thêm: Cách trị ho có đờm
Tùy vào tác nhân gây bệnh và mức độ bệnh sẽ quyết định tới màu sắc và số lượng đờm.
Tiếp xúc với nhiều tác nhân dị ứng với cơ thể
Tác nhân gây dị ứng từ môi trường hoặc yếu tố xung quanh cũng nguyên nhân gây ho có đờm đặc biệt là với những người nhạy cảm với khói bụi, lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc lá…..
Đây là tác nhân chính sẽ kích thích tới hệ miễn dịch làm sản sinh ra các chất hóa học như cytokine, histamin, bradykinin…. Không chỉ gây phản ứng với hệ hô hấp, hệ tiêu hóa mà nó còn kích thích cổ họng, gây ngứa cổ từ đó xuất hiện tình trạng phù nề phế quản và tăng tiết dịch nhầy tạo ra đờm.
Ho do bệnh bẩm sinh liên quan tới hệ hô hấp
Ngoài những nguyên nhân ho có đờm trên thì dấu hiệu ho có đờm cũng thường xuyên xảy ra đối với những người bị viêm hen phế quản, bệnh tích protein tế nang hoặc các bệnh tự miễn ở phổi.
Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa hơn 4000 thành phần gây độc do đó bị ho có đờm nhiều ngày không khỏi là do thói quen hút thuốc lá của người bệnh. Và khi bạn hít khói thuốc quá nhiều sẽ làm cho bệnh nặng hơn và chuyển sang mãn tính.
Đến thời điểm nào đó, bệnh mãn tính sẽ dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính, xơ phổi, ung thư phổi.
Ho do giãn phế quản
Giãn phế quản làm cho đường thở giãn nở rộng hơn so với người bình thường từ đó khả năng tích tụ chất bẩn, dịch nhầy trong cổ họng cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho, ho có đờm vàng hoặc trong cùng với đó sẽ xuất hiện một vài triệu chứng như tức ngực, hụt hơi, ho ra đờm kèm máu, khó thở…..
Ho có đờm do viêm phổi
Ho có đờm nhiều ngày không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp thậm chí là viêm phổi. Nhất là trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi liên tục khiến cho cơ thể không kịp thích nghi với nhiệt độ bên ngoài dẫn tới bệnh liên quan đến hô hấp.
Và người cao tuổi chính là đối tượng dễ mắc bệnh nhất bởi khi này chức năng miễn dịch suy giảm khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.
Biểu hiện thường gặp nhất ở người bị viêm phổi là ho, ho khan, ho có đờm có thể kèm theo tức ngực, khó thở khi ho. Bên cạnh đó, người bệnh có thể ho ra đờm xanh, đờm nâu lẫn máu kết hợp với đó là triệu chứng đau tức ngực, thở khò khè.
Ngoài ra, trong vài trường hợp bệnh nhân có thể bị sốt, ho, tim đập nhanh, rùng mình, khó chịu, mệt mỏi, ăn không ngon……
Nhìn chung, ho có đờm do viêm phổi sẽ có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng phổ biến nhất vẫn là sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Do đó, tùy vào mức độ bệnh sẽ có phác đồ điều trị bệnh khác nhau.
Hệ lụy khi tình trạng ho có đờm kéo dài nhiều ngày
Ho kèm theo đờm xuất hiện trong nhiều ngày không chỉ là dấu hiệu của suy hô hấp mà nó còn cảnh bảo một số bệnh nguy hiểm sau:
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh phổ biến của bệnh nhân hút thuốc lá trong thời gian dài có thể là vài năm hoặc vài chục năm. Khi mắc bệnh bạn sẽ ho khạc ra nhiều đờm, khó thở tức ngực…..
Biểu hiện của bệnh giãn phế quản
Biểu hiện tương tự với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng với người bị giãn phế quản sẽ ho nhiều hơn, ho ra đờm có mủ, ho ra đờm vàng xanh hoặc ho ra đờm kèm máu.
Cảnh báo bệnh lao phổi
Nếu tình trạng ho kèm theo đờm đã điều trị nhiều ngày nhưng không khỏi đó có thể là cảnh báo của bệnh lao phổi. Hoặc hiểu đơn giản hơn thì lao phổi chính là nguyên nhân của tình trạng ho có đờm lâu ngày không dứt.
Khi bị lao phổi người bệnh có thể bị ho ra máu tươi và nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây suy hô hấp thậm chí là tử vong.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chữa ho có đờm bằng mật ong
Làm gì khi ho kèm đờm lâu ngày không khỏi?
Để cải thiện và làm giảm những cơn ho khó chịu tại nhà thì người bệnh có thể tham khảo một vài phương pháp sau:
- Luôn để cơ thể được ấm đặc biệt là vùng cổ và ngực. Vào thời điểm giao mùa trong năm không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Không nên ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc khó nuốt. Nên sử dụng món ăn dễ nuốt như cháo, súp, canh…..
- Bổ sung thêm nước cho cơ thể, bên cạnh nước lọc người bệnh có thể uống nước trái cây. Hạn chế uống nước ngọt có gas, đồ uống chứa cồn như bia, rượu, nước lạnh vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh tiếp xúc gần với các tác nhân gây bệnh hoặc gây dị ứng kích thích cơn ho.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, không nên đến chỗ đông người vừa ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh lại vừa tránh dị ứng.
Ngoài ra, người bệnh không nên chủ quan nếu như xuất hiện một trong các triệu chứng sau:
- Ho ra đờm đặc, đờm kèm màu hoặc đờm có màu vàng, xanh…..
- Thở gấp, đau tức ngực khi ho hoặc khó thở.
- Ho nhiều trong ngày nhất là vào sáng sớm hoặc đêm khuya.
- Ho đổ nhiều mồ hôi và kèm theo biểu hiện sốt.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, ăn uống khó khăn, khó nuốt.
Có thể nói ho có đờm ở mức độ nhẹ sẽ là cảnh bảo của các bệnh thông thường như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm. Nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài kèm theo khó thở, tức ngực thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra phác đồ điều trị phù hợp. Không nên trì hoãn hoặc tự dùng thuốc không kê đơn tại nhà bởi điều này có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm không thể lường trước.
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết