Bị ho ăn trứng gà được không? Bật mí 3 cách chế biến trứng hỗ trợ trị ho hiệu quả
Khi bé bị ho, hầu hết bố mẹ đều không chắc chắn về những loại thực phẩm trẻ nên ăn để cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm và giúp tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, một trong những câu hỏi phổ biến nhất vào lúc này là “Ho ăn trứng gà được không?” Những lưu ý gì khi cho bé ăn trứng gà. Để có được giải đáp kỹ càng nhất, bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Trẻ bị ho có ăn được trứng gà được không?
Trứng được mệnh danh là ‘bữa sáng bổ dưỡng nhất thế giới’, là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con người. Chúng chứa hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu cao. Tất cả những chất dinh dưỡng này có khả năng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể, điều này rất quan trọng trong thời gian bị bệnh. Trứng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra.
Vậy trẻ em ho có ăn được trứng gà không? Ho có đờm có nên ăn trứng gà? Từ xa xưa, nhiều người cho truyền tai nhau và cho rằng bị ho không được ăn trứng. Thực tế thì đến hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra người bị ho không ăn được trứng gà. Các chuyên gia y tế tin rằng chất lượng protein trong trứng là tốt nhất, chỉ đứng sau sữa mẹ.
Trứng không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng quen thuộc mà còn chứa tryptophan và tyrosine có thể giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa. Theo một tạp chí y khoa hàng đầu, hàm lượng chất chống oxy hóa trong lòng đỏ trứng tương đương với hàm lượng của một quả táo. Trứng có thể giúp cơ thể bé hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng khả năng miễn dịch. Đồng thời trứng gà còn có tác dụng duy trì sự cân bằng của kali và natri và loại bỏ chứng phù nề. Vì vậy, trẻ em và người lớn bị ho có thể ăn trứng.
Số lượng trứng gà nên ăn khi bị ho
Khi đã có lời giải đáp cho vấn đề Trẻ bị ho ăn trứng gà được không? là có thể ăn nhưng phải ăn với một lượng vừa đủ mà thôi. Dù trẻ em hay kể cả người lớn cũng không nên ăn quá nhiều trứng gà trong một tuần mà chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả/tuần. Để đảm bảo bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ để có lời khuyên nên ăn bao nhiêu quả trứng mới phù hợp. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, số lượng quả trứng nên ăn cụ thể ở người lớn và trẻ em như sau:
- Bé từ 6 đến 7 tháng tuổi, mỗi bữa nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà, tần suất 3 lần/tuần
- Bé từ 8 đến 9 tháng, mỗi bữa nên ăn 1 lòng đỏ trứng gà hoặc có thể là 4 quả trứng cút
- Bé từ 10 đến 12 tháng, mỗi bữa chỉ nên ăn 1 quả trứng gà/tuần
- Bé từ 1 đến 2 tuổi, chỉ nên ăn từ 2 quả/tuần
- Với người lớn, mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 quả/tuần.
>>> Có thể bạn muốn biết: Trẻ bị ho có ăn được thịt gà không
Những tình trạng nào không nên ăn trứng gà?
Trứng là thực phẩm rất có lợi đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng đều có thể ăn trứng được. Dưới đây là một số tình trạng sức khỏe mà trẻ em với người lớn nên hạn chế hoặc tránh ăn trứng gà:
Người bị ho kèm biểu hiện sốt cao: Trứng gà có thể làm tăng nhiệt độ của cơ thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Dị ứng trứng: Trẻ em và người lớn dị ứng với trứng gà nên tránh tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào chứa trứng. Dị ứng trứng có thể gây ra các triệu chứng như da đỏ, mẩn ngứa, sưng, khó thở và thậm chí phản ứng dị ứng nghiêm trọng (anaphylaxis).
Bệnh tim mạch và cholesterol cao: Trứng gà có chứa một lượng lớn cholesterol nên những người có tiền sử bệnh lý tim mạch hoặc mức cholesterol cao nên hạn chế tiêu thụ trứng gà.
Bệnh tiểu đường: Trứng gà có ít carbohydrate và tăng cường bổ sung protein, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết. Người bệnh tiểu đường nên theo dõi chỉ số đường huyết sau khi ăn trứng để đảm bảo rằng chúng không gây ra sự biến đổi không mong muốn nào.
Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa: Trứng gà có nguy cơ làm rối loạn các chuyển hóa trong dinh dưỡng của trẻ.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Hàm lượng protein trong lòng trắng trứng có thể gây nên dị ứng cho trẻ ở thời điểm này.
Chế độ dinh dưỡng cho người lớn và trẻ nhỏ bị ho
Sau khi đã có đáp án cho câu hỏi “bị ho có nên ăn trứng gà không” thì người bệnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, khi đó tình trạng ho càng cải thiện nhanh chóng hơn. Những thực phẩm nên ăn khi bị ho bao gồm:
- Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C vì nó có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch và có thể làm giảm triệu chứng ho. Vitamin C được tìm thấy nhiều ở cam, chanh, kiwi, dâu tây và rau xanh.
- Vitamin A có thể duy trì sức khỏe của biểu mô và bảo vệ niêm mạc đường hô hấp. Thực phẩm giàu vitamin A gồm có cà rốt, cải dầu, gan động vật, lòng đỏ trứng gà…
- Lê có tác dụng bổ phổi, giảm ho, trừ đờm, hạ hỏa. Thích hợp nhất là hầm lê với đường đá cho người bị ho lâu.
- Uống đủ nước hàng ngày để giúp làm mỏng chất nhầy trong họng và đường hô hấp, từ đó làm giảm tình trạng đau họng và ho.
- Thực phẩm giàu protein rất cần thiết để duy trì cơ bắp và hỗ trợ sự phục hồi. Các nguồn protein như thịt gà, cá, đậu, hạt và sữa chứa nhiều protein cần thiết.
- Thực phẩm giàu chất chống viêm như gừng, tỏi, hành tây, hành, và các loại hạt có khả năng chống viêm tốt, từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và ho.
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm các loại quả berry (việt quất, mâm xôi, dâu đen), cà chua, lúa mạch, hạt óc chó có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do vi khuẩn và viêm nhiễm.
- Thức ăn dễ tiêu hóa: Khi đang bị ho, cơ thể có thể cảm thấy khó tiêu hóa hơn. Nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa như súp, cháo, hoặc thức ăn nấu mềm để giảm thiểu căng thẳng trên dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Những thực phẩm nên kiêng khi bị ho
Khi bị ho, nên tránh đồ béo ngọt, vị đậm, nhiều dầu mỡ, vì những đồ ăn này sẽ làm tổn thương tỳ vị, sinh nội nhiệt làm bệnh viêm đường hô hấp nặng thêm.
Ớt, mù tạt, ớt, rượu và các chất cay khác có thể trực tiếp kích thích niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến đến xung huyết, phù nề thậm chí co thắt cơ trơn phế quản, làm nặng thêm ho và hen suyễn.
Nhiễm trùng và dị ứng là những nguyên nhân quan trọng gây ho. Vì vậy, trong thời gian ho, người có cơ địa dị ứng nên cố gắng giảm hoặc tránh hải sản, tôm cua dễ sinh đàm ẩm, sinh hỏa.
3 cách chế biến trứng gà để hỗ trợ trị ho hiệu quả
Trứng không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho thể mà còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh phục hồi bệnh nhanh chóng. Dưới đây là 3 cách chế biến trứng gà để hỗ trợ trị ho hiệu quả.
-
Trứng chiên với gừng trị ho
Chuẩn bị một củ gừng cắt nhỏ, một quả trứng gà và một ít dầu mè. Giống như món trứng chiên hạt sen (rắc bột gừng vào trứng). Nấu chín và ăn ngày 2 lần. Sau vài ngày, cơn ho sẽ được cải thiện. ‘Thần dược’ này vừa ngon lại có tác dụng chữa bệnh tốt.
-
Trứng chiên giấm trị ho
Trứng chiên với giấm rất hiệu quả trong việc điều trị ho khan và ho có đờm. Phương pháp được thực hiện như sau: Lấy một quả trứng, đập vào bát, khuấy đều rồi cho nửa thìa giấm gạo vào chảo và bắt đầu rán trứng. Sau khi trứng chín cho thêm chút đường vào và ăn. Thông thường, người bệnh có thể ngừng ho sau khi ăn hai lần và cơn ho nặng có thể khỏi sau 3 ngày.
-
Đường trắng trộn trứng trị ho
Người bị viêm phế quản mãn tính dễ bị ho, đau tức ngực, khó thở và khó chịu sau khi bị cảm. Vì vậy phương pháp nấu trứng gà với đường trắng rất khi gặp khi gặp phải trường hợp này. Lấy một quả trứng đập vào một cái bát nhỏ, không khuấy lòng đỏ và lòng trắng, thêm một lượng đường thích hợp và một thìa dầu thực vật, cho vào nồi đun sôi. Sau 2 đến 3 lần cơn ho đã thuyên giảm.
Qua bài viết trên, Heviho đã giúp người đọc giải đáp được vấn đề Ho ăn trứng gà được không và ăn như thế nào mới hiệu quả. Ăn trứng gà với lượng vừa đủ để giúp tăng cường sức đề kháng và bệnh khỏi nhanh hơn hơn. Vì vậy bố mẹ nên chế biến trứng đúng cách, phù hợp với thể trạng của bé. Nếu ho kéo dài mãi không đỡ thì phải đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị nhé.
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết