Nguyên nhân và cách chữa cổ họng bị khô và có đờm
Cổ họng bị khô và có đờm là một triệu chứng phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, thường không nghiêm trọng nhưng lại gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới giấc ngủ, sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào đó, vậy nguyên nhân và cách điều trị họng khô có đờm là gì? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
Nguyên nhân gây nên cổ họng bị khô và đờm
Nguyên nhân gây nên tình trạng cổ họng khô có đờm có thể do bệnh lý, do thói quen sinh hoạt không đúng hoặc là do ảnh hưởng từ môi trường. Những nguyên nhân chủ yếu như:
Cảm lạnh và cảm cúm
Cảm lạnh và cúm là những bệnh do vi-rút gây ảnh hưởng đến mũi và họng, khiến cho cổ họng bị khô và vướng đờm ở cổ. Đồng thời cổ họng càng đau rát, khô hơn khi mà bệnh nhân bị nghẹt mũi, chỉ có thể thở bằng mồm. Ngoài ra, khi bị cảm, người bệnh còn có thể bị ho, sốt, đau họng, nhức mũi, đau nhức cơ thể. Khi thấy cổ họng khô rát có đờm thì đây là dấu hiệu cho biết sắp bị cảm rồi.
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Bệnh bạch cầu đơn nhân là do virus gây ra, nó truyền từ người này sang người khác qua đường nước bọt. Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh là ngứa họng, họng khô có đờm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh vẫn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng như viêm cơ tim, thiếu máu tán huyết tự miễn, vỡ lá lách…Ngoài việc cổ họng bị khô và có đờm thì còn xuất hiện các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, đau họng, phát ban, sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách, sưng amidan,…
>>> Đọc thêm: Ho có đờm nên uống gì
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi dẫn đến tích tụ đờm trong cổ họng. Đờm này có thể chảy vào cổ họng, gây ra cảm giác có đờm liên tục cũng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi. Viêm mũi dị ứng là do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông thú và một số loại thực vật, thường gặp phải vào mùa xuân và mùa thu.
Rối loạn trào ngược dạ dày thực quản
Rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản và miệng. Dòng axit chảy ngược này có thể gây kích ứng các mô dẫn tới đau, có vị khó chịu trong miệng, ngứa họng và cảm giác bị khô cổ họng có đờm.
Viêm họng liên cầu khuẩn
Sự hiện diện của đờm trong cổ họng cũng có thể do nhiễm trùng amidan do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. Các triệu chứng khác của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm đờm có mủ, đau họng dữ dội, khô họng, khó nuốt và sốt cao.
Viêm họng hạt
Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm ở họng do nhiễm virus như adenovirus, rhovirus hoặc nhiễm vi khuẩn như Streptococcus pyogenes. Tình trạng này gây cổ họng bị khô và có đờm, ngứa cổ và khó nuốt. Ngoài ra còn gây sốt, đau đầu, khó chịu và khàn tiếng.
Thở bằng miệng trong lúc ngủ
Nhiều người có thói quen thở bằng miệng, ngáy trong lúc ngủ gây đau họng và khiến cổ họng khô có đờm. Thói quen thở bằng miệng lúc ngủ còn là hậu quả của viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Ngoài ra còn gây hôi miệng, mệt mỏi sau khi thức dậy.
Do thói quen lười uống nước
Uống không đủ lượng nước trong ngày có thể dẫn đến khô họng và khiến đờm đặc hơn. Nước chiếm phần lớn trong thành phần đờm và hàm lượng nước giảm có thể góp phần gây ra các bệnh viêm đường hô hấp tạo cảm giác đờm bị mắc kẹt trong cổ họng.
Uống rượu và cafein
Rượu và cafein không những gây lợi tiểu mà còn làm khô rát họng nữa, do đó nếu không bù nước kịp thời sẽ gây mất nước khiến cổ họng khô rát có đờm.
Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng khói thuốc lá có thể gây viêm họng cho người hút thuốc cũng như những người xung quanh họ. Khói thuốc lá và nicotin có trong thuốc lá được cho là gây kích ứng đường mũi, cản trở cơ chế tự làm sạch của cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Do yếu tố từ môi trường
Không khí khô có thể dẫn đến khô mũi và cổ họng, gây khó chịu và đờm đặc. Độ ẩm trong không khí giảm có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác có đờm liên tục mắc kẹt trong cổ họng, ho khan, chảy nước mũi sau và thậm chí là khàn giọng.
Cách giảm triệu chứng cổ họng bị khô và có đờm
Dùng thuốc để điều trị
Cách tốt nhất để làm dịu và ngăn ngừa cổ họng khô và có đờm còn tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm và nguyên nhân gây nên là gì. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau như paracetamol để có tác dụng giảm đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khô rát họng có đờm do cảm cúm hoặc cảm lạnh, viêm mũi dị ứng. Điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn thường bác sĩ sẽ kê kháng sinh như amoxicillin, azithromycin, clindamycin hoặc cephalosporin.
Đồng thời, dùng xịt thông mũi để hạn chế việc thở bằng miệng – nguyên nhân gây cổ họng khô rát có đờm. Dùng viên ngậm ho để giảm nhẹ triệu chứng đau rát, khô và dịu họng.
Đối với tình trạng khô cổ họng có đờm do trào ngược dạ dày thì sẽ được được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng axit, thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày để ngăn axit trào ngược lên miệng.
Nếu cổ họng bị khô và có đờm do thói quen thở bằng miệng khi ngủ thì cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này để điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Trẻ ho có đờm về đêm
Thay đổi thói quen, sinh hoạt hằng ngày
Ngoài sử dụng thuốc ra thì người bệnh có thể thực hiện một số thói quen sau để giảm khô cổ họng và có đờm như:
Uống nhiều nước: Cách tốt nhất để giữ cho cổ họng không bị khô, đau và có đờm là uống nhiều nước. Theo các chuyên gia, nên uống trung bình 1 ngày 1.5 – 2 lít nước hoặc nhiều hơn nếu người bệnh kèm theo triệu chứng buồn nôn, sốt,…
Sử dụng máy tạo độ ẩm: Việc này giúp mang lại độ ẩm cho môi trường xung quanh, đặc biệt ở những khu vực khô cằn hoặc nếu thời tiết vào mùa đông.
Uống trà mật ong: Trà không chỉ làm dịu cổ họng mà mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh và giúp điều trị ho, rất hữu ích nếu chứng cổ họng khô có đờm liên quan đến ho.
Dùng viên ngậm: Ngậm viên ngậm làm tăng tiết nước bọt, làm giảm khô và dịu cổ họng lại. Viên ngậm thường chứa khuynh diệp hoặc tinh dầu bạc hà, tuy nhiên trước khi sử dụng viên ngậm cho cổ họng khô, hãy nhớ đọc danh sách thành phần để tránh tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng.
Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giữ ẩm cho cổ họng, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều muối vì có thể phản tác dụng và gây thêm kích ứng.
Rửa mũi: Nếu đang bị nghẹt mũi khiến bạn phải há miệng khi ngủ hoặc chảy nước mũi sau thì việc điều trị các vấn đề về mũi có thể giúp giảm tình trạng khô cổ họng nhanh chóng.
Uống siro Heviho: Heviho với thành phần được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, lành tính giúp giảm ho long đờm, đau rát cổ họng, làm sạch họng và giảm kích ứng họng. Đồng thời sản phẩm còn giúp ức chế virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng hầu họng, tăng cường phục hồi niêm mạc họng tổn thương, ngăn ngừa bệnh tái phát. Đặc biệt Heviho còn giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và nâng cao khả năng chống chọi với các loại bệnh.
Hy vọng bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng cổ họng bị khô và có đờm để tìm được biện pháp điều trị hiệu quả. Nếu tình trạng khô cổ họng có đờm vẫn không được cải thiện sau 2 tuần điều trị và xuất hiện các triệu chứng bất thường khác thì phải đi khám bác sĩ ngay nhé.
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết