Bầu ho nhiều có nguy hiểm không? Cách xử lý an toàn cho mẹ bầu khi bị ho
Bầu ho nhiều là triệu chứng phổ biến thường gặp ở các mẹ bầu, nhưng có vài trường hợp ho dai dẳng lâu ngày có thể chuyển sang thể mãn tính. Đây cũng chính là nỗi lo chung của nhiều chị em trong giai đoạn thai kỳ liệu “ho nhiều quá có ảnh hưởng đến thai nhi không” hay “phụ nữ mang thai ho nhiều có nguy hiểm không”. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây của Heviho nhé!
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho nhiều
Mẹ bầu ho nhiều thường do nhiều yếu tố tác động và khi gặp điều kiện thời tiết thuận tiện bệnh sẽ kéo dài và gây nhiều khó chịu lên thai phụ. Các nguyên nhân phổ biến đó thường là:
- Do hiện miễn dịch sản phụ yếu: ho nhiều khi mang thai rất có thể vấn đề nằm ở hệ miễn dịch của mẹ bầu. Quá trình mang bầu sức đề kháng yếu đi, nội tiết tố thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh dễ tấn công vào cơ thể gây nhiễm trùng. Trong đó ho cũng là thể nhiễm trùng hệ hô hấp mà mẹ bầu cần lưu ý.
- Thời tiết thay đổi: giao mùa hoặc trời trở lạnh làm cơ thể chưa kịp thích ứng với điều kiện bên ngoài từ đó gây ho.
- Dị ứng: ho nhiều ở bất kể thời điểm nào trong thời gian mang thai từ bầu 6 tuần bị ho nhiều cho tới bầu 7 tháng ho nhiều thì đều có thể do dị ứng gây nên. Những cơn ho khan xuất hiện khi cơ thể mẹ tiếp xúc gần với yếu tố gây dị ứng như môi trường, phấn hoa, lông động vật, bụi phấn…..
- Trào ngược dạ dày: mang thai làm thay đổi kích thước tử cung gây áp lực trực tiếp lên ổ bụng. Lúc này acid dạ dày có thể tạo những tổn thương trong niêm mạc đường hô hấp làm xuất hiện triệu chứng ho.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ho nhiều là bệnh gì
Mang bầu bị ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không hay bầu 3 tháng đầu ho nhiều có sao không luôn là thắc mắc của hàng triệu phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ. Có thể thấy là tình trạng thường gặp ở bà bầu nhưng nếu ho do cảm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ được chữa khỏi sau vài ngày. Ngược lại ho do hen suyễn, cơn ho kéo dài, ho do dị ứng có thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi:
- Ho làm co thắt vùng ngực: có bầu ho nhiều có sao không? Ho nhiều trong quá trình mang bầu không được chữa trị kịp thời sẽ làm chậm quá trình phát triển của thai nhi.
- Cảnh báo nhiễm trùng: ho nhiều cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt bởi đó có thể là cảnh bảo của chứng nhiễm trùng đường hô hấp.
- Ho gây kích thích để thai nhi: ho khan, ho đờm, ho kéo dài nhiều ngày có thể gây kích thích đến tử cung từ đó dọa sinh non, sảy thai hoặc động thai sớm.
- Ho làm ảnh hưởng tới dinh dưỡng của thai nhi và thai phụ: mẹ bầu ho nhiều có sao không? Ho dữ dội có thể tác động làm ảnh hưởng đến tâm lý gây lo lắng khó có thể bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Hơn nữa, khi ho kèm sốt khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa từ đó tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ bầu ho nhiều phải làm sao?
Khi thấy cơ thể mệt mỏi kèm theo các triệu chứng ho, ho kèm theo sốt, ho có đờm thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để đảm bảo cho sự an toàn của thai nhi trong bụng. Bên cạnh đó, để giảm bớt triệu chứng cũng như cải thiện bệnh bạn có thể tham khảo các cách sau:
Kẽm
Kẽm thức uống bổ sung giúp đẩy lùi triệu chứng ho dai dẳng lâu ngày ở mẹ bầu nhất là với người bị bệnh do cảm lạnh hoặc sức khỏe hệ hô hấp bị ảnh hưởng do sự tấn công của virus. Bên cạnh đó, kẽm còn có ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh, hỗ trợ đẩy lùi cơ ho, để bổ sung kẽm mẹ bầu có thể ăn một vài loại thực phẩm như rau cải bó xôi, dầu mầm lúa mì, hạt bí ngô…..
Gừng
Có bầu ho nhiều phải làm sao? Gừng chính là bài thuốc được nhiều người lựa chọn đặc biệt là với trường hợp ho nhiều do virus hoặc bị dị ứng.
Mẹ bầu có thể lựa chọn trà gừng pha sẵn hoặc nước gừng ấm để chữa ho. Cách làm đơn giản chỉ cần đập dập 2 củ gừng rồi ngâm trong nước sôi khoảng 15 phút cho tinh chất trong gừng thẩm thấu ra nước. Cuối cùng để dậy vị hơn bạn có thể cho thêm chút mật ong và thưởng thức thay trà mỗi ngày để giảm bớt cơn ho khó chịu.
Tinh dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp sản phẩm hỗ trợ điều trị ho, cảm lạnh vô cùng hiệu quả dành cho bà bầu. Cách sử dụng vô cùng đơn giản chỉ cần thoa ít lên ngực hoặc xông hơi bằng tinh dầu sẽ làm sạch đường thở.
Uống nhiều nước
Để cải thiện bệnh tại nhà mẹ bầu nên uống nhiều nước đặc biệt là nước ấm bởi nước ấm có công dụng giảm co thắt, giảm ho, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, uống nước đủ còn giúp cơ thể mau chóng phục hồi, giảm nhanh triệu chứng bệnh ốm sốt, cảm lạnh.
Dùng mật ong
Mật ong từ lâu là nguyên liệu chữa ho từ tự nhiên được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Uống mật ong chữa ho nhiều ở bà bầu không những đem đến sự an toàn mà còn giúp xoa dịu cơn đau họng, giảm ho, tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Chanh
Chanh kết hợp với mật ong là bài thuốc chữa viêm đường hô hấp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vitamin C chứa trong quả chanh có công dụng kháng khuẩn, chống virus, chống oxy hóa tự nhiên. Thêm vào đó, thành phần kali trong chanh còn giúp thận hoạt động tốt hơn, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể từ đó giúp bà bầu ho nhiều mau chóng cải thiện bệnh tại nhà.
Cách thực hiện: Pha nước cốt chanh với nước ấm, thêm chút mật ong uống mỗi ngày từ 1 – 2 lần.
Dùng tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị trong mỗi bữa ăn mà nó còn là kháng sinh tự nhiên với nhiều công dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh liên quan đến hệ hô hấp đặc biệt là ho cho bà bầu.
Chỉ cần ăn một ít tỏi sống mỗi ngày cổ họng sẽ trở nên dễ chịu hơn, giảm nhanh cơn ho. Áp dụng bài thuốc từ 2 – 3 lần/ngày và nhai nát tỏi trước khi nuốt để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách phòng ngừa ho nhiều ở bà bầu
Việc tăng cường hệ miễn dịch để phòng chống bệnh hô hấp là việc làm quan trọng vì giai đoạn này mẹ bầu cần hạn chế dùng thuốc để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, nếu sức khỏe không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển từ đó làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh hơn. Vì thế chị em nên chủ động phòng bệnh bằng cách:
Bổ sung vitamin cho cơ thể
Đôi khi việc ăn uống cũng không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Do vậy uống vitamin sẽ giúp mẹ bầu bổ sung thêm sắt, chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tiêm phòng vacxin
Tiêm vacxin trong quá trình mang thai rất quan trọng không chỉ bảo đảm sức khỏe của mẹ mà còn mang lại tác dụng cho bào thai trong bụng. Chính vì thế, các chị em nên đăng ký tiêm phòng đầy đủ theo định kỳ để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ ăn tác động rất lớn đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của em bé, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Đồng thời không nên lao động nặng trong khi mang bầu, cần ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi điều độ bởi giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, giúp cân bằng cơ thể.
Nhìn chung bầu ho nhiều không phải là triệu chứng đáng lo ngại song mẹ bầu cũng không nên chủ quan, phải thật thận trọng khi dùng thuốc để tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên của Heviho là hữu ích đến bạn, đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thông tin mới mỗi ngày nhé!
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết