Bà bầu ho có đờm: 5 Mẹo điều trị an toàn cho cả mẹ và bé
Ho có đờm là một triệu chứng phổ biến ở bà bầu, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy bà bầu ho có đờm nên điều trị như thế nào cho an toàn? Có cách nào để phòng ngừa ho có đờm ở bà bầu? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết nhất cho bạn đọc.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho có đờm
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây bệnh xâm nhập thông qua đường hô hấp. Tình trạng này, ban đầu sẽ gây nhiều khó chịu cho các mẹ bầu, song đây cũng là cách để chất dịch nhầy tiết ra nhằm mục đích bảo vệ vùng mũi họng, ngăn cản sự tấn công của virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi mẹ bầu ho có đờm chuyển sang màu vàng đậm hoặc xanh và có mùi thì đây lại là vấn đề đáng lo ngại có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, cần theo dõi các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời.
Phụ nữ mang thai bị ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, viêm họng... là một nguyên nhân phổ biến gây ho có đờm ở bà bầu. Các vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây viêm nhiễm và sản sinh ra chất nhầy.
Nhiễm trùng đường hô hấp - nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ho có đờm
- Sức đề kháng bị suy giảm: Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng cũng yếu dần đi. Đây là thời điểm để virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, dẫn đến các hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, ho có đờm.
- Thay đổi hormone trong thai kỳ: Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ thay đổi về hormone, đặc biệt là hormone progesterone. Hormone này có thể làm giãn các mạch máu ở đường hô hấp, dẫn đến tăng tiết chất nhầy. Chất nhầy này có thể tích tụ lại, gây ho có đờm.
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Tình trạng bà bầu ho có đờm cũng có thể do một số bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi… Đối với những bệnh lý này, mẹ bầu nên đi khám để được điều trị dứt điểm.
- Dị ứng: Dị ứng với các chất gây dị ứng trong môi trường, chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật... cũng có thể gây ho có đờm ở bà bầu. Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, một chất gây viêm và co thắt đường hô hấp. Điều này có thể dẫn đến ho có đờm, nghẹt mũi, chảy nước mũi...
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân chính được nêu trên, chị em phụ nữ có thai bị ho có đờm còn có thể do một số yếu tố khác như khói bụi, ô nhiễm môi trường hay bệnh tiền sử hô hấp của bản thân.
>>> Có thể bạn quan tâm: Viêm đường hô hấp trên
Triệu chứng thường gặp của ho có đờm khi mang thai
Các triệu chứng thường gặp ở bà bầu bị ho có đờm bao gồm:
- Cảm thấy tức ngực và khó chịu ở cổ họng.
- Ban đầu chỉ là ho khan thông thường. Nhưng sau đó chuyển dần sang ho có đờm màu trắng trong (Ở một số trường hợp nặng hơn có thể kèm đờm đặc vàng hoặc xanh).
- Có thể kèm theo một số triệu chứng khác như sổ mũi, mệt mỏi, ngạt mũi, đau họng.
- Xuất hiện dịch nhầy ở mũi gây thở khò khè.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và sụt cân.
Các triệu chứng thường gặp của ho có đờm
Mẹ bầu ho có đờm đặc có gây nguy hiểm cho thai nhi không?
Rất nhiều câu hỏi đặt ra khi bà bầu bị ho có đờm, trong đó có thắc mắc: mẹ bầu ho có đờm có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Trên thực tế, ho có đờm không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Nó có thể khỏi trong vòng 5 - 10 ngày nếu được điều trị đúng cách và không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài và không chữa trị kịp thời có thể sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như:
- Ho nhiều khiến niêm mạc họng bị tổn thương, sưng tấy đỏ, từ đó dẫn đến khó nuốt, chán ăn và mệt mỏi. Tình trạng này, nếu kéo dài sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và làm thai nhi phát triển chậm.
- Bà bầu bị ho quá mức sẽ gây kích thích tử cung dẫn đến động thai, có thể dọa sinh non nếu như thai chưa đủ tháng tuổi.
- Bầu 3 tháng đầu bị ho có đờm đặc có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến khó thở, suy hô hấp. Điều này có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy.
- Nếu ho có đờm do nhiễm trùng vi khuẩn, virus mà không được điều trị đúng phương pháp cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí gây mất tim thai.
Để hạn chế nguy cơ gây hại cho thai nhi, bà bầu ho có đờm nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Bầu ho có đờm phải làm sao? Các cách điều trị hiệu quả tại nhà
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị ho được áp dụng cho mẹ bầu. Song không phải cách nào cũng an toàn và đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, bất kể là áp dụng phương pháp nào thì mẹ bầu cũng cần chú trọng và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹo trị ho có đờm cho bà bầu tại nhà
Ở tình trạng nhẹ, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo trị ho có đờm bằng nguyên liệu tự nhiên phổ biến và được nhiều người tin tưởng như:
Dùng mật ong nguyên chất
Khi bị ho, bà bầu hãy dùng một thìa cà phê mật ong ngậm trong miệng và nuốt từ từ xuống cổ họng. Thực hiện ngày 3 – 4 lần sẽ giúp xoa dịu các cơn ho.
Mật ong - cải thiện nhanh tình trạng ho có đờm tại nhà
Dùng mật ong hấp với quất
Quất (quả tắc) thường được dùng làm bài thuốc trị ho bởi khả năng kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt. Mẹ bầu bị ho dùng 5 quả quất (tắc) xanh bổ đôi cho vào chén cùng với mật ong và đem hấp cách thuỷ. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt.
>>> Đọc thêm: Thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng
Dùng trà bạc hà
Bạc hà có công dụng kháng khuẩn, chống viêm vô cùng hiệu quả, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Các thành phần có trong lá bạc hà giúp làm dịu vòm họng, giảm cảm giác ngứa rát. Đồng thời, thông họng và cải thiện hô hấp.
Trà bạc hà giúp làm dịu các cơn ho ở vòm họng
Dùng dầu khuynh diệp
Khi mang thai bị ho, bà bầu cho khoảng 3 – 5 giọt khuynh diệp vào trong bồn tắm pha với nước ấm và ngâm mình trong khoảng 10 – 15 phút. Ngoài ra, có thể dùng dầu xoa trực tiếp vào lòng bàn chân và massage nhẹ nhàng rồi đeo tất đi ngủ.
Sử dụng thuốc Tây chữa ho cho mẹ bầu
Việc sử dụng thuốc để chữa ho cho mẹ bầu còn phụ thuộc vào từng mức độ cũng như cơ địa của người bệnh. Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định một số loại thuốc phù hợp bao gồm:
Sử dụng các loại thuốc tây y trong điều trị ho có đờm ở bà bầu
- Siro giảm ho: Các nhóm thuốc giảm ho, long đờm như prospan, bảo thanh, ích nhi… và một số siro thảo dược khác thường được kê cho phụ nữ mang thai.
- Thuốc bổ, vitamin tổng hợp: Bổ sung các vi chất cần thiết, nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu.
- Thuốc kháng sinh: Các nhóm thuốc diệt khuẩn, kìm khuẩn như penicillin, amoxicillin… được chỉ định trong trường hợp bắt buộc phải dùng kháng sinh.
Điều trị ho bằng thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ khi mắc viêm đường hô hấp.
Các biện pháp phòng tránh ho có đờm trong thai kỳ
Trong suốt thời gian thai kỳ, việc sử dụng thuốc cần được hạn chế tối đa nhất để tránh gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần chủ động áp dụng các biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch như sau:
- Tiêm phòng đầy đủ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ ở khoang miệng, gây nhiễm trùng đường hô hấp.
- Giữ ấm cơ thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh, cúm, các bệnh lý đường hô hấp.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh giúp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh.
- Khói bụi, ô nhiễm có thể làm kích ứng đường hô hấp, gây ho.
- Tiến hành thăm khám định kỳ để nhanh chóng phát hiện những bất thường, đảm bảo cho mẹ và bé đều khỏe mạnh.
- Ngoài ra, bà bầu cũng cần chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Trên đây là các cách hỗ trợ điều trị cho bà bầu ho có đờm của Heviho mà chị em có thể tham khảo. Trong trường hợp bệnh nặng, bị ho kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Bài viêt liên quan
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu? 4 biến chứng nguy hiểm cha mẹ cần cảnh giác
- Viêm họng mãn tính là gì? 5 biến chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh
- Viêm phế quản có lây không? 2 con đường lây nhiễm nguy hiểm bạn cần biết
- Ho ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn tránh tái phát
- Trẻ ho nhiều không dứt phải làm sao? 5 mẹo xử lý tại nhà ba mẹ cần biết