Mạch môn - Vị thuốc nhuận phế, dịu ho hiệu quả

Mạch môn là cây thân thảo với phần rễ củ có nhiều lợi ích với sức khỏe, thậm chí được cho là trị bệnh hiệu quả. Trong Y học Cổ truyền, củ mạch môn được sử dụng trong một số bài thuốc ho có đờm, ho ra máu, ho lâu ngày. 

mạch môn vị thuốc nhuận phế dịu ho hiệu quả
Mạch môn có tác dụng gì?

Mạch môn là cây gì?

Mạch môn là gì? – Mạch môn còn có tên gọi khác là mạch môn đông, tóc tiên, cỏ lan, có tên khoa học là Convallaria japonica Linnaeus thuộc họ Tóc tiên Ruscaceae. 

Đặc điểm cây mạch môn:

  • Là loại cây thân thảo cao từ 10 – 40cm, thường có màu xanh và sống lâu năm.
  • Lá thẳng có màu xanh đục và bề mặt dài khoảng 20 – 40cm, hẹp chỉ từ 1 – 4mm, mọc từ gốc vươn lên. Cuống lá mạch môn có bẹ và mép lá răng cưa, rễ cây dạng chùm
  • Hoa mọc thành từng cành trên thân cây dài từ 5 – 10cm và màu sắc của hoa biến đổi từ trắng đến tím nhạt.
  • Quả mạch môn cho quả mọng, màu xanh lam với đường kính chỉ từ 5 – 6mm, trong mỗi quả lại có chứa từ 1 – 2 hat.
mạch môn là gì
Mạch môn tên khoa học là Convallaria japonica Linnaeus

Phân bố: Loại cây này có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng hiện nay nó được trồng để làm cảnh hoặc dược liệu ở nhiều nơi. Ở nước ta, loại cây này cũng là dược liệu tự mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng thuộc phía Bắc như Hưng Yên, Hà Nam, Nghệ An, Bắc Giang,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Cát cánh

Thu hái và bào chế: Phần củ mạch môn (phát triển từ rễ mạch môn) là bộ phận thường được sử dụng. Loại củ này to bằng đầu đũa, có 2 đầu dẹt, thân mập tròn, mềm, vỏ màu trắng vàng và thịt ngọt. Từ tháng 9 – 12, người ta sẽ thu hái phần củ mạch môn từ những cây đã sống được 2 năm tuổi. Sau khi thu hoạch sẽ tiến hành sơ chế:

thu hái và bào chế mạch môn
Thu hái và bào chế mạch môn
  • Cắt bỏ toàn bộ rễ con và rửa sạch đất cát;
  • Củ nhỏ để nguyên còn củ lớn thì chẻ đôi;
  • Sau đó phơi khô, sấy nhẹ hoặc có thể dùng tươi đều được.

Mạch môn cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ và đặc biệt là tránh nơi ẩm thấp. Củ không mốc, không bị teo là tốt, còn những củ cứng và có vị đắng thì không nên sử dụng. 

Mạch môn có tác dụng gì với sức khỏe?

Theo nghiên cứu mới nhất, các thành phần chính của mạch môn như homoisoflavonoid, saponin steroid và polysaccarid thể hiện các dược lý khác nhau. Cụ thể:

Chống ho, điều hòa miễn dịch, chống vi trùng

Vị thuốc mạch môn có tính hàn, vị ngọt và hơi đắng. Vì vậy, trong Đông y mạch môn được sử dụng để cơ thể an thần, bổ phế, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và ích tinh – tân dịch. 

Nhờ những công dụng trên, mạch môn có khả năng điều trị các chứng bệnh viêm đường hô hấp như ho ra máu, ho có đờm hay táo bón và khô miệng. 

tác dụng của mạch môn
Công dụng mạch môn trong hỗ trợ ho khan, ho đờm, ho dai dẳng

Bảo vệ tim mạch

Dùng mạch môn đông đường uống mang lại hiệu quả bảo vệ tim mạch đáng kể, chống lại những thiệt hại do isoproterenol gây ra. Thông qua việc tăng cường chất chống oxy hóa nội sinh. Cụ thể:

  • Giảm đáng kể độ cao của đoạn ST;
  • Suy giảm nồng độ enzyme đánh dấu cơ tim;
  • Tăng đáng kể huyết thanh và hoạt động enzyme chống oxy hóa cơ tim;
  • Bảo vệ tim mạch đối với những chấn thương tái tươi máu do thiếu máu cục bộ. 

Bài thuốc sử dụng dược liệu mạch môn 

Mạch môn là vị thuốc được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chẳng hạn như:

bài thuốc từ mạch môn
Bài thuốc Đông y từ mạch môn
  • Bài thuốc chữa ho dai dẳng, khó thở: Củ mạch môn 16g kết hợp với 4g cam thảo, gạo nếp sao vàng, đảng sâm, đại táo, và 8g bán hạ. Sau đó, sắc với 600ml nước, cô đọng còn 200ml thuốc, chia thành 3 lần uống trong ngày. 
  • Bài thuốc chữa ho khan, đau họng, ho đờm: 5g mạch môn, tang diệp 12g sắc uống cùng 4g mỗi vị mè đen, cam thảo, tỳ bà diệp và 3g mỗi vị hạnh nhân, a giao.
  • Chữa chảy máu răng: Sắc vị thuốc mạch môn nguyên chất với nước uống theo chỉ dẫn bác sĩ.
  • Trị suy tim, đổ mồ hôi, hạ huyết áp: 16g mạch môn, 8g nhân sâm và 6g ngũ vi từ, sắc uống.
  • Trị táo bón: 20g mỗi vị mạch môn và sinh địa, sau đó sắc uống cùng 12g huyền sâm;

>>> Xem thêm: Cây Xạ Can

Lưu ý khi sử dụng thuốc từ mạch môn

Khi sử dụng mạch môn và các bài thuốc có chứa dược liệu mạch môn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ mạch môn
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ mạch môn
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước nếu có nhu cầu dùng các bài thuốc từ củ mạch môn để chữa bệnh;
  • Không dùng thuốc vị mạch môn khi đang bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn;
  • Không nên dùng mạch môn làm dược liệu nếu bị nhiệt phế và vị;
  • Kiên trì thực hiện theo đúng liệu trình đã được bác sĩ kê đơn vì những bài thuốc từ mạch môn nói riêng hoặc Y học cổ truyền nói chung thường có tác dụng chậm;
  • Vị thuốc mạch môn có thể không phát huy hiệu quả hoặc xuất hiện tác dụng phụ, tùy vào cơ địa của bệnh nhân. Nếu phát hiện triệu chứng lạ, cần tạm ngưng dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ. 

Heviho – Sản phẩm giảm đau rát họng, giảm ho từ Mạch Môn

Hiện nay, Mạch Môn được sử dụng để bào chế thành sản phẩm hỗ trợ giảm đau rát họng, giảm ho và tiêu đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng cấp và mãn tính, ho khan, viêm thanh quản,… So với thuốc Tây y thì loại dược liệu này đảm bảo an toàn hơn, tương đối lành tính và không gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Trong số sản phẩm giảm đau rát họng, giảm ho, long đờm tiêu biểu trên thị trường thì Heviho đang được ưa chuộng hơn cả.

heviho hỗ trợ giảm đau rát họng tiêu đờm
Heviho – Hỗ trợ giảm đau rát họng, giảm ho và long đờm

Hàm lượng Mạch Môn trong siro Heviho là 8g, và viên uống Heviho (850mg) là 75 mg. Ngoài loại thảo dược này thì Heviho còn kết hợp thêm một số loại dược liệu khác như xạ can, cát cánh, bối mẫu, kẽm gluconat,… hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ho, giảm long đờm cho người bệnh.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, bạn nên uống đúng liều lượng theo liệu trình. Khi cơn ho đã có dấu hiệu giảm thì người bệnh có thể giảm liều lượng. Lưu ý nên sử dụng viên uống từ 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả.  

Mạch môn được ví như “thần dược” có tác dụng trong việc nhuận phế, giảm đau rát họng. Vì vậy, loại thảo dược này là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc, trong đó có Heviho. Vì vậy, nếu các bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Cập nhật lúc: 07/03/2024
📌LƯU Ý: Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất, khi Quý khách ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm Heviho, đọc đúng tên Heviho để mua được đúng hàng, và KHÔNG MUA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ khác!
Loading...