99% chưa hiểu rõ về Cát Cánh và tầm quan trọng của chúng
Cát cánh nổi tiếng là dược liệu có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, hỗ trợ điều trị viêm họng và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về loại cây này. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ về Cát cánh cũng như công dụng, cách dùng đúng của chúng.
Tổng quan về Cát Cánh
Khi tìm hiểu về Cát cánh, chắc hẳn ai cũng thắc mắc “Cát cánh là gì?”, “Cát cánh có tác dụng gì?”, “Cây cát cánh trồng ở đâu?”, “Cát cánh có dùng được cho bà bầu không?”,…
Trên thực tế, Cát cánh (tên khoa học là Platycodon grandiflorum) hay còn được biết đến với những tên gọi khác như: mộc tiện, kết canh, bạch dược, phù hổ, cánh thảo,... Đây là một loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Châu Á, phân bổ chủ yếu ở vùng núi/cánh đồng tại Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc.
Cát cánh cao từ 40 – 100cm, rễ dày, chảy nhựa trắng khi thân cây bị cắt. Lá cát cánh dài từ 5 – 12cm, mọc đối xứng nhau, không có cuống nhưng có răng cưa to ở mép lá. Hoa cát cánh màu xanh lam, nở từ tháng 5 – 8, hình chuông và mép có 5 thùy nổi rõ gân. Rễ cát cánh tương tự củ nạc, có màu vàng nhạt và thường được sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc Y học cổ truyền.
Theo bài viết “The Pharmacological Effects and Health Benefits of Platycodon grandiflorus – A Medicine Food Homology Species” trên trang NIH cho biết: “Cánh cánh là vị thuốc chứa nhiều thành phần hóa học có lợi như: flavonoid, saponin triterpenoid, axit phenolic, polyacetylene và sterol”.
Chưa hết, dựa trên nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc vào đầu thế kỷ XX, cát cánh được công nhận là dược liệu chứa rất nhiều calci, sắt, chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất.
>>> Xem thêm: Cây Xạ Can
Nhờ đó, khi được bào chế/sử dụng để chữa bệnh, cát cánh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà tiêu biểu nhất phải kể đến 6 tác dụng sau:
Tác dụng của Cát Cánh
Cải thiện hoạt động hệ hô hấp
Theo Đỗ Tất Lợi – nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng, hoạt chất Saponin trong Cát cánh có tác dụng tăng kích thích niêm mạc cổ họng và dạ dày; từ đó gia tăng phân tiết chất nhầy đường hô hấp, giúp đờm loãng và dễ tống xuất ra ngoài.
Giảm đau, phá huyết
Không chỉ có công dụng trị ho, long đờm, Saponin trong Cát cánh còn có tác dụng phá huyết ứ rất cao. Nhờ đó, luồng chảy của huyết quản, mạch máu và các dịch chất trong cơ thể được cải thiện đáng kể; giúp tăng lưu thông máu, giảm đau/sưng và tăng cường chức năng của các cơ quan và mô.
Tuy nhiên, Cát cánh không được tiêm vào mạch do có tính phá huyết mạnh mẽ (cao cấp 2 lần so với Saponin trong Viễn chí), khả năng lan truyền cực nhanh,… Vì thế, quá trình tiêm Cát cánh vào mạch có thể khiến người bệnh gặp rủi ro và gây khó khăn trong việc kiểm soát liều lượng.
Ức chế khối u phát triển
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Apoptosis trong Cát cánh có tác dụng ức chế sự tăng sinh của A549 (ở phổi), SK-VO-3 (ở buồng trứng), XF-498 (khối u ác tính ở hệ thống thần kinh trung ương) và các dòng tế bào ung thư HCT-15 (ở đại tràng).
Ngoài ra, Polysacarit trong Cát cánh có khả năng ức chế đáng kể sự phát triển khối u tại cổ tử cung U14. Do đó, nhiều nhà khoa học đã suy đoán rằng, Polysacarit nói riêng hay Cát cánh khô nói chung có thể chống lại khối u bằng sự thúc đẩy quá trình Apoptosis của các tế bào khối u và sự điều chỉnh của các gen liên quan.
Chống oxy hóa
Khi vào cơ thể, saponin trong Cát cánh có tác dụng tăng đáng kể hoạt động của các enzyme chống oxy hóa, giảm nồng độ các gốc tự do. Vì thế, Cát cánh là một dược liệu rất tốt trong việc chống oxy hóa, đặc biệt là những người bị viêm đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính do hút thuốc trong thời gian dài.
Ngoài ra, Cát cánh còn có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan do các tổn thương khi dung nạp quá nhiều rượu/bia/thuốc lá, ngăn chặn các tác động của rượu thông qua trung gian CYP2E1 và loại bỏ các gốc tự do trong gan.
Chống viêm và kháng nấm
Dựa trên nghiên cứu của Jang và cộng sự về tác dụng chống viêm của Saponin trong Cát cánh cho thấy: “Cát cánh có khả năng ức chế đáng kể việc sản xuất quá mức các NO, PGE2 – yếu tố gây viêm và Cytokine (bao gồm interleukin-1 β và TNF-α) mà không gây ra tác dụng phụ nào”.
Hơn nữa, họ cũng chứng minh được rằng: “Saponin của Cát cánh có công dụng giảm sự bám dính của nấm Candida albicans với các tế bào biểu mô niêm mạc miệng”.
Hạ đường huyết
Trong Y học hiện đại, chiết xuất cồn của Cát cánh có khả năng làm giảm đường huyết, hạ đường huyết nhờ insulin ngoại sinh mà không kích thích tiết insulin hay tăng độ nhạy insulin ở người mắc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh các hoạt động dược lý trên, Cát cánh còn có tác dụng trong việc chống béo phì, điều hòa hệ miễn dịch, chống mệt mỏi và nhiều hoạt động sinh học khác.
Các bài thuốc nổi tiếng chữa bệnh bằng Cát Cánh
Cát cánh có vị cay tính ôn (theo Bản Kinh), vị đắng không độc và tính bình (theo Dược Tính Bản Thảo), vị cay tính ấm (theo Trung Dược học). Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà Cát cánh có thể được pha chế dưới dạng bột uống hoặc thuốc nước sắc. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng Cát cánh trong điều trị bệnh mà bạn có thể quan tâm:
- Bài thuốc trị họng đau/sưng: Đen tán 4g cam thảo, 8g cát cánh thành bột rồi sắc nước uống.
- Bài thuốc trị ho có đờm: Sắc ½ chén đồng tiện với 60g bột cát cánh, uống sau ăn 30 phút.
- Bài thuốc trị huyết ứ do ngã lâu ngày: Dùng 12g cát cánh khô tán bột uống với nước cơm thay nước lọc.
- Bài thuốc trị đau răng, lợi loét: Dùng một chút bột cát cánh trộn đều với nhục táo, vo thành viên to bằng hạt bồ kết. Sau đó, người bệnh chỉ cần lấy bông bọc viên thuốc lại rồi ngậm với nước kinh giới đến khi khỏi.
- Bài thuốc trị ho có đờm dẻo đặc do nhiệt: Sử dụng 12g tỳ bà diệp, 4g cam thảo, 8g cát cánh, 12g tang diệp. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, uống liên tục trong 2 – 4 ngày hoặc sử dụng đến khi khỏi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sâm đại hành
7 Lưu ý quan trọng khi sử dụng Cát Cánh
Mặc dù là loại dược liệu phổ biến trong Đông y, được sử dụng để hỗ trợ điều trị ho, long đờm, đau đầu, viêm khí quản và nhiều triệu chứng khác. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp đặc biệt cần tránh sử dụng các bài thuốc có chứa Cát cánh. Dưới đây là 7 trường hợp cụ thể:
- Ho lâu ngày kèm máu
- Phế và thận bị huyết ứ lâu ngày kèm đờm đen, mệt mỏi,…
- Dị ứng
- Viêm đại tràng
- Tiêu chảy
- Người bị suyễn
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Ngoài ra, mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên uống tối đa 12g Cát cánh, không nên tùy ý tăng, giảm hoặc ngưng sử dụng Cát cánh khi chưa có chỉ định từ các y bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
Heviho – Bộ đôi giảm ho, đau rát họng, long đờm từ Cát Cánh
Với sự phát triển của ngành dược, các thương hiệu đã cho ra mắt thị trường rất nhiều sản phẩm chứa Cát cánh với công thức, giá cả khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Trong đó, nổi bật và được nhiều người công nhận có tác dụng nhanh chóng nhất phải kể đến Heviho – thực phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng kháng viêm, giảm ho, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng cấp và mãn tính đến từ Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh.
Heviho (bao gồm viên uống Heviho và siro Heviho) là sản phẩm được chiết xuất từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên: xạ can, cát cánh, bối mẫu, cam thảo,… đã được kiểm duyệt và cấp phép lưu hành trên thị trường theo số 951/2019/ĐKSP và 9402/2019/ĐKSP. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Heviho khi gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp mà không lo bị tác dụng phụ.
Để tìm hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng cũng như điểm bán Heviho chính hãng, quý khách vui lòng liên hệ đến hotline 1800 1208 hoặc tham khảo các bài viết liên quan bằng cách truy cập trang web https://heviho.com/.
Ngoài ra, hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích! Chúng tôi luôn mong muốn cung cấp thông tin chất lượng cũng như sẵn sàng hỗ trợ bạn sớm nhất có thể.